Chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người nông dân

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 90)

doanh nghiệp

Rõ ràng, nông dân luôn là người chịu thiệt và yếu thế trong cơ chế thị trường. Điều này còn bởi bản chất thị trường là cạnh tranh, kẻ mạnh sẽ mạnh lên và kẻ yếu càng yếu đi, cuối cùng kẻ mạnh sẽ thắng kẻ yếu. Bản thân sản xuất nông nghiệp cũng hàm chứa rủi ro cao vì biến động giá cả và thời tiết, đầu tư cho nông nghiệp mang lại lợi nhuận thấp nên ít hấp dẫn. Nhưng sản xuất và sản phẩm nông nghiệp là bắt buộc không thể thiếu đối với xã hội.

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người nông dân và doanh nghiệp Khoái Châu cần thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của chính quyền các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế kinh tế đều được phát triển theo nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật

Đối với Khoái Châu hiện nay, kinh tế tư nhân đang chiếm tỷ trọng chủ yếu, số lượng các doanh nghiệp còn ít, quy mô lại nhỏ, nên việc tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để tháo gỡ khó khăn, kích thích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh một cách bình đẳng theo

pháp luật là điều hết sức cần thiết. Cần quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng một đội ngũ các doanh nghiệp năng động, sản xuất kinh doanh có hiệu quả để phát huy tối đa các nguồn nội lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng CNH, HĐH

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, đồng thời hỗ trợ bằng các chính sách phù hợp như: cho vay vốn tín dụng ưu đãi và dài hạn, miễn giảm thuế, thông tin tiếp thị,... để các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc biệt cần có chính sách thật ưu đãi cả về vay vốn, thuê đất đai và miễn giảm thuế trong những năm đầu... đối với các ngành nghề mới và có khả năng thu hút nhiều lao động. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với bên ngoài để thu hút vốn phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Có chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, hướng nghiệp và thông tin thị trường... giúp cho kinh tế cá thể có đủ điều kiện phát triển sản xuất, đặc biệt quan tâm hỗ trợ các gia đình nghèo và các gia đình chính sách. Khuyến khích các hộ gia đình và các tổ chức kinh tế khác bỏ vốn đầu tư dưới mọi hình thức để phát triển sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại cả trong trồng trọt và chăn nuôi

Công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp như: Nhãn chín muộn, nhãn chín sớm, chuối tiêu hồng, cam Đông Tảo...Tổ chức tham quan học tập trong và ngoài huyện để các hộ học tập lẫn nhau. Kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản phẩm mỗi năm đề nghị là 300 triệu đồng x 5 năm = 1 tỷ 500 triệu đồng và tổng kinh phí hỗ trợ cho đề án phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, từng bước xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường 5 năm là 5 tỷ 440 triệu đồng

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w