Quá trình quản lý kinh tế nông nghiệp của các địa phương là không giống nhau. Tùy theo điều kiện tự nhiên – xã hội, kinh tế ở mỗi địa phương để có những giải pháp phù hợp cho sự phát triển. Qua kinh nghiệm của huyện Ninh Giang và huyện Quỳnh Phụ có thể rút ra một số bài học về quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên:
Một là, để vẫn có đất phát triển nông nghiệp, công nghiệp trong quá trình
CNH, HĐH của huyện cần có quy hoạch tốt, hợp lý. Không thể lấy đi những vùng đất màu mỡ của sản xuất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, nơi được phù sa bồi đắp hàng nghìn năm thì không được thay đổi mục đích sử dụng một cách tùy tiện
Hai là, tạo chính sách thích hợp cho vùng làm nông nghiệp thì đời sống của
người nông dân sẽ được cải thiện. Cần có mục đích rõ ràng cho phát triển nông nghiệp phù hợp với địa phương và cho từng vùng riêng. Công tác quy hoạch cần làm trước, sau đó quy hoạch phải được pháp lý hóa và có lộ trình để chỉnh sửa chính sách cho phù hợp
Ba là, để có một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, năng suất cao, có
những sản phẩm xuất khẩu có giá trị, cần tập trung đầu tư nghiên cứu sản xuất các loại vắc-xin phòng chống hiệu quả bệnh tật cho gia súc, cây trồng, vật nuôi, theo đó tập trung đầu tư trang thiết bị máy móc, cán bộ để nghiên cứu, chuyển giao, tăng cường sự hợp tác và trao đổi kinh nghiệp với các địa phương. Để làm tốt điều này đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý kinh tế nông nghiệp phải xác định đúng vị trí, vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế qua đó có những quyết sách chỉ đạo và thực hiện đúng đắn để đưa nền nông nghiệp huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên phát triển nhanh và bền vững.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN
GIAI ĐOẠN 2007 ĐẾN NAY