Thực hiện phát triển kinh tế theo tiêu chí xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 58)

Huyện Khoái Châu: hơn 292 tỷ đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới Trong năm 2013, công tác huy động vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Khoái Châu đạt trên 292 tỷ đồng (chưa kể các nguồn chi thường xuyên khác). Trong đó vốn ngân sách Nhà nước gần 108 tỷ đồng; huy động đóng góp từ nhân dân gần 56 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khoảng 41,2 tỷ đồng; vốn huy động từ các doanh nghiệp trên 24,6 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm 2013 huyện đã xử lý được gần 4.200m2 đất dôi dư, xen kẹp, thu được số tiền hơn 2,7 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này huyện đã giải ngân cho các xã, tập trung vào hoàn thành các hạng mục như: phát triển hệ thống đường giao thông (gần 69 tỷ đồng); đầu tư, cải tạo lĩnh vực môi trường (gần 60 tỷ đồng); nâng cấp trường, lớp học (48,35 tỷ đồng); cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất văn hóa (42,24 tỷ đồng); cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, hệ thống điện (40,52 tỷ đồng)…

2.3.3.1.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giai đoạn 2008 – 2011, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp – lâm – ngư nghiệp Khoái Châu đã có bước chuyển dịch theo hướng giữ nguyên ngành trồng trọt từ 52% (năm 2008) lên 54% (năm 2009) và 55% (năm 2010), rồi giảm xuống 52% (năm 2011), tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi

từ 38% (năm 2008) lên 41% (năm 2011), ngành dịch vụ giảm từ 4% (năm 2008) về 2% (năm 2011), ngành thủy sản cũng giảm từ 6% (năm 2008) xuống 5% (năm 2011). Riêng trong nội bộ ngành nông nghiệp (chỉ tính trồng trọt và chăn nuôi), ngành chăn nuôi có bước tăng trưởng tích cực. Tốc độ tăng giá trị sản xuất trong chăn nuôi đạt cao. Giá trị sản xuất theo giá thực tế năm 2011 đạt 943.270 triệu đồng; tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 41%. Như vậy, trong nội bộ ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi có tỷ lệ tăng trưởng cao và thể hiện ở số liệu GDP và cơ cấu GDP của nông nghiệp theo nghĩa hẹp, bảng 2.6 dưới đây:

Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị các ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và thủy sản theo giá thực tế

Đơn vị tính: Giá trị triệu đồng, cơ cấu %

Hạng mục 2008 2009 2010 2011 Giá trị cấu Giá trị cấu Giá trị cấu Giá trị cấu Tổng 1.489.759 100 1.447.400 100 1.673.136 100 2.295.991 100 Trồng trọt 780.662 52 777.385 54 929.095 55 1.193.152 52 Chăn nuôi 559.342 38 539.170 37 600.281 36 943.270 41 Dịch vụ 55.997 4 30.627 2 33.638 2 40.873 2 Thủy sản 93.758 6 100.218 7 110.122 7 118.696 5

Nguồn:Niên giám thống kê năm 2011 của Phòng Thống kê huyện Khoái Châu 2.3.3.2. Thực hiện dồn điền đổi thửa

Để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, Bộ Chính trị khóa VI đã ban hành nghị quyết số 10 – NQ/TƯ về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, trong đó có chủ trương giao khoán đất lâu dài đến từng hộ dân. Thực hiện chủ trương đó Đảng bộ và UBND huyện Khoái Châu đã tiến hành việc giao ruộng đất ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến hộ nông dân. Theo đó, diện tích đất nông nghiệp giao cho hộ được căn cứ

vào số khẩu nông nghiệp hiện có, và mức đất nông nghiệp bình quân theo khẩu của từng thôn, từng HTX nông nghiệp; vị trí, diện tích đất giao trên cơ sở ổn định, diện tích đất nông nghiệp mà các HTX nông nghiệp đã giao khoán cho các hộ theo Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị

Việc giao đất lâu dài đã được thực hiện trên 25 xã (100% số xã). Mặc dù việc giao đất đã tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong huyện phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tuy nhiên sau một thời gian sản xuất, việc chia nhỏ ruộng đất đã bộc lộ nhiều hạn chế như cản trở việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khó khăn trong việc thực hiện cơ giới hóa sản xuất, gây lãng phí công lao động và tài nguyên đất, hiệu quả sử dụng đất không cao, khó hình thành các vùng sản xuất lớn, tập trung, cản trở quá trình đưa nền nông nghiệp từ tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa lớn

Đứng trước tình hình đó. Đảng ta đã đưa ra chủ trương thực hiện dồn điền, đổi thửa, nhằm khắc phục tình trạng đất sản xuất nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ, hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn. Việc dồn điền đổi thửa đã tạo điều kiện cho huyện Khoái Châu thực hiện quy hoạch sắp xếp lại đồng ruộng, thực hiện kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng để từng bước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, huy động sức dân đào đắp làm mới, tu sửa hệ thống thủy lợi (kênh mương, cầu cống), giao thông nội đồng. Đến nay, hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng cơ bản được kiên cố hóa, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch ở các địa phương được đẩy nhanh hơn, các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp từng bước được đưa vào áp dụng thuận lợi hơn. Các loại máy móc được đưa vào quá trình sản xuất lúa gạo như: máy cày, máy cấy, máy gặt đập liên hợp. Tình trạng đất manh mún bước đầu được khắc phục, tạo điều kiện cho hộ nông dân

ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện các quyền của người sử dụng đất, đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa ở nông thôn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng lên

Bên cạnh đó sau khi dồn điền đổi thửa, diện tích đất công ích từ chỗ phân tán trong các hộ đã được quy hoạch tập trung, tạo thuận lợi cho việc quản lý và phát huy hiệu quả sử dụng đất. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền dần đi vào nề nếp

2.3.3.3. Xây dựng mô hình sản xuất chất lượng và hiệu quả

Trong những năm gần đây, Khoái Châu đã hình thành một số mô hình sản xuất có hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao, điển hình là một số mô hình dưới đây:

* Mô hình trồng lạc xen chuối tiêu hồng ở xã Tứ Dân

Từ nhiều năm nay, cây chuối tiêu hồng được người dân Khoái Châu đem về trồng xen thêm các loại cây trồng ngắn ngày như ngô, lạc, đậu, gừng… trên đất ruộng, trong đó chủ yếu là trồng lạc xen chuối. Cách làm này vừa tận dụng được diện tích đất nông nghiệp vừa phát huy tối đa hiệu quả cây trồng nên mang lại thu nhập cao cho người dân.

Hiện nay, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) có trên 500 ha chuối tiêu hồng, trong đó diện tích chuối tiêu hồng có trồng xen lạc chiếm 40- 50%. Với lợi thế là vùng bãi ven đê, chủ yếu là đất cát pha, có thành phần cơ giới nhẹ, tơi, xốp rất thích hợp cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển, nhất là cây chuối tiêu hồng và cây lạc nên từ lâu nông dân các xã Tứ Dân, Tân Châu, Đại Tập, Đông Ninh, Bình Kiều, Liên Khê… đã áp dụng mô hình lạc trồng xen chuối tiêu hồng để thu hiệu quả kinh tế cao. Cây lạc được trồng cùng với cây chuối tiêu hồng vào tháng 1, tháng 2 dương lịch, đến tháng 4, tháng 5 khi thời tiết nắng nóng, lá lạc phát triển che phủ kín mặt đất sẽ hạn chế được sự bốc hơi

nước để giữ ẩm cho cây chuối, hạn chế cỏ dại, giúp cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt, không bị cháy lá, táp lá hoặc bị chết. Không những vậy, việc trồng xen còn có tác dụng khi chăm sóc cho lạc thì cây chuối cũng được chăm bón. Lạc là cây họ đậu nên trong rễ, thân, lá có chứa vi khuẩn cố định đạm có thể bổ sung lượng đạm cho cây chuối. Các giống lạc trồng xen thường là các giống mới như L18, L14 cho năng suất cao thay thế các giống lạc cũ năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh. Lạc trồng xen nếu được chăm sóc tốt thì cho năng suất cao không thua kém lạc trồng thâm canh. Vụ xuân năm nay, lạc trồng xen chuối tiêu hồng cho năng suất khoảng 2,5- 3 tạ củ tươi/ sào, với giá bán hiện nay là 10.000 đồng/ kg, mỗi sào trồng lạc cho thu nhập 2,5- 3 triệu đồng. Mỗi sào trồng được 90- 95 cây, cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt, dự kiến trỗ vào trung tuần tháng 8 âm lịch nên sẽ cho thu hoạch đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Giá bán chuối tiêu hồng trong những dịp tết gần đây dao động ở mức 120- 150.000 đồng/ buồng, cho thu 11- 13,5 triệu đồng/ sào. Như vậy, 1 sào lạc trồng xen chuối tiêu hồng có thể cho tổng thu nhập là 13,5- 16,5 triệu đồng.

(Nguồn: baohungyen.vn)

* Mô hình chăn nuôi bò sữa ở các xã Tân Châu, Bình Minh, Dạ Trạch, Liên Khê,…

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối.

Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi lãi ít hoặc không lãi nên ngày càng khó khăn hơn. Năm 2005 tổng đàn bò sữa của huyện đã phát triển lên 608 con, sau đó giảm mạnh vào năm 2007 chỉ còn 219 con. Không chịu lùi bước trước khó khăn, nhiều hộ chăn nuôi bò sữa vẫn kiên trì bám trụ và đã thành công.

Vài năm trở lại đây, đàn bò sữa của huyện Khoái Châu có xu hướng phát triển mạnh, tập trung nhiều ở các xã Bình Minh, Dạ Trạch, Hàm Tử, Ông

Đình, Liên Khê, Tân Châu, Đông Kết, An Vỹ. Theo ông Nguyễn Thanh Quyết, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Về khách quan, ở Khoái Châu có trên 50% diện tích chân màu và nửa lúa, nửa màu cộng với có 21,048 km đê chính sông Hồng và 11,3 km đê, 600 ha trồng chuối là nguồn thức ăn dồi dào cho đàn bò. Trong quá trình chăn nuôi đến nay các hộ đã tự loại thải những con bò không đạt yêu cầu và những con có sản lượng sữa thấp để giữ lại hoặc thay thế bằng những con bò cho sản lượng sữa cao. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc, phòng dịch được bảo đảm, đặc biệt là thời gian gần đây giá sữa tăng cao, tiêu thụ dễ dàng, cộng với chính sách hỗ trợ của huyện nên bò sữa đã và đang phát triển mạnh, khả năng cho khai thác sữa cao. Đến nay đàn bò sữa có 475 con, trong đó khoảng 400 con đang chửa và cho khai thác sữa, tổng lượng sữa mỗi ngày khoảng 4,5 tấn. Năm 2010 tổng sản lượng sữa toàn huyện đạt 1.200 tấn, thu được 14 tỷ đồng thì năm 2012 đạt hơn 1.600 tấn, với giá bán trung bình 12.500 đồng/kg, các hộ chăn nuôi bò sữa thu được khoảng 20 tỷ đồng, chưa kể nguồn thu từ bán bê con đẻ ra.

Để đạt được mục tiêu phát triển đàn bò sữa có 1000 con vào năm 2015, góp phần nâng cao giá trị thu nhập và tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp, huyện Khoái Châu đã xây dựng, triển khai kế hoạch phát triển chương trình chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó, giai đoạn 2011 – 2015 quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa gồm 15 xã: Bình Minh, Đông Tảo, Dạ Trạch, Hàm Tử, Ông Đình, Tân Dân, An Vỹ, Bình Kiều, Tứ Dân, Đông Kết, Liên Khê, Đông Ninh, Tân Châu, Đại Tập, thị trấn Khoái Châu. Huyện hỗ trợ mỗi con bò, bê sữa mua mới hoặc bê sữa cái mới được sinh ra trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 (sau ngày thống kê số lượng bò sữa năm 2011 của liên ngành nông nghiệp - thú y) nuôi đến khi được vắt sữa được hỗ trợ với mức là 1,5 triệu đồng/con. Năm 2014 mỗi con bê cái đẻ ra nuôi có chửa được vắt sữa hỗ trợ 700.000 đồng/con và hỗ trợ liều tinh bò sữa chất lượng cao

trong 5 năm. Tổng kinh phí hỗ trợ của chương trình là 1,63 tỷ đồng. Ngoài phần hỗ trợ của huyện nói trên, các hộ tham gia chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa của huyện còn được Công ty Cổ phần sữa Quốc tế hỗ trợ về tài chính để phát triển đàn bò sữa theo hình thức vay vốn trả dần qua tiền bán sữa cho công ty. Giai đoạn năm 2011 - 2015, công ty hỗ trợ mua thêm 1000 - 2000 con bò sữa, nhưng năm sau tiếp tục hỗ trợ tài chính để phát triển tăng đàn. Cam kết tiêu thụ toàn bộ, ổn định, lâu dài nguồn nguyên liệu sữa tươi có trên địa bàn huyện. Hỗ trợ đầu tư hệ thống thiết bị thu gom, bảo quản, vận chuyển sữa tươi khép kín trên địa bàn và một số chính sách hỗ trợ về kỹ thuật khác như tập huấn kỹ thuật chăm sóc, vắt sữa và phòng trị bệnh cho đàn bò.

Với những lợi thế về nguồn thức ăn cùng với chính sách hỗ trợ của huyện và doanh nghiệp, nhất là giá sữa cao, dễ tiêu thụ như hiện nay, nông dân huyện Khoái Châu như được tiếp sức thêm để phát triển chăn nuôi bò sữa.

(Nguồn: Báo Hưng Yên)

* Mô hình trang trại VAC ở các xã Hồng Tiến, Dân tiến, Phùng Hưng,…

Hiện nay, huyện Khoái Châu vẫn là nơi phát triển kinh tế trang trại mạnh nhất ở Hưng Yên. Cả huyện có gần 1000 trang trại tổng hợp VAC, trong đó trên 400 mô hình đạt tiêu chí liên bộ. Từ năm 2000 đến nay, mô hình kinh tế này đã tạo ra nhiều đột phá và trở thành mũi nhọn khai thác triệt để tiềm năng của vùng đất ven sông Hồng.

Mô hình trang trại tập trung nhiều nhất ở các xã Dạ Trạch, Hàm Tử, Bình Minh, Phùng Hưng, Thành Công mỗi xã có từ 20 đến hơn 50 trang trại đạt tiêu chí. Riêng xã Dạ Trạch, trang trại chiếm 80% diện tích canh tác. Nhiều hộ nông dân có mô hình qui mô lớn như trang trại của ông Phạm Văn Oai (xã Dạ Trạch) rộng 6,5 ha trang trại của các ông Đào Ngọc Doanh (xã Đại Hưng), Phạm Văn Nghênh (Dạ Trạch), Nguyễn Văn Thiết (xã Đông Tảo) rộng từ 3 đến 4,5 ha.

Các trang trại đã khai thác tốt tiềm năng đất đai, tiền vốn, lao động đã có hơn 300 ha đất trũng hiệu quả thấp được chuyển đổi thành trang trại sản xuất hàng hoá nông sản. Phần lớn là mô hình trang trại tổng hợp trồng cây ăn quả đặc sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, thả cá. Ngoài ra còn có các trang trại chuyên nuôi trồng thuỷ sản, chuyên chăn nuôi lợn nái, lợn thịt xuất khẩu, bò sữa, chuyên trồng cây ăn quả và ươm cây giống. Với cách làm sáng tạo, các chủ trang trại đã tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chọn lọc được giống cây tốt, tích luỹ được kinh nghiệm thâm canh, tạo ra sản phẩm đạt năng suất chất lượng cao. Đồng thời, thực hiện đa dạng hoá cây trồng theo hình thức xen canh nhiều loại cây như đu đủ, chuối, dược liệu, ớt, lạc, đỗ, rau màu... Hình thức này vừa tận dụng đất theo phương thức lấy ngắn nuôi dài vừa tạo ra nguồn thu cao ngay từ bước đầu. Đáng chú ý, tại các trang trại đã không chuyên canh một cây mà trồng

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w