Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 73)

2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thực tế công tác quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Khoái Châu vẫn còn có những hạn chế, bất cập, thể hiện ở một số điểm sau:

- Trong phát triển sản xuất, giá trị thu được từ sản xuất nông nghiệp còn thấp hơn so với các ngành nghề khác. Chính điều này dẫn đến việc người dân rời xa quê hương để tìm công việc khác cho thu nhập cao hơn và ổn định hơn.

- Sản xuất nông nghiệp của huyện chưa thực sự phát triển theo chiều sâu, chưa có sản phẩm chủ lực; khối lượng sản phẩm còn ít; chất lượng và sức cạnh tranh không cao. Việc phát triển sản xuất hàng hóa trong nông dân còn nặng tính phong trào, chưa theo quy hoạch và chưa tạo được tập quán sản xuất – tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng kinh tế. Vì vậy kết quả sản xuất nông nghiệp của Khoái Châu còn thấp

- Sự quản lý chưa đồng bộ từ các cấp các ban ngành của huyện, công tác triển khai thực hiện còn chậm, thiếu sự linh hoạt

- Công tác định hướng, quy hoạch, kế hoạch hóa trong sản xuất chưa tốt, quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

thôn diễn ra chậm. Nông nghiệp hàng hóa chưa phát triển, cơ cấu nông nghiệp chưa phản ánh đúng lợi thế so sánh của từng vùng, năng suất và chất lượng nông sản còn thấp, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản chưa cao

- Tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chưa ổn định. Vai trò của các doanh nghiệp nhà nước mờ nhạt, kinh tế HTX giảm sút, kinh tế hộ gia đình tuy phát triển nhưng không đều giữa các địa phương, kinh tế tư nhân phát triển chậm so với các ngành công nghiệp và dịch vụ

- Tình trạng môi trường sinh thái mất cân đối do phát triển KCN, CNN, làng nghề nông thôn, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, các khu chăn nuôi tập trung, sử dụng quá mức phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ

2.4.2.2. Nguyên nhân

- Sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tính rủi ro cao, hiệu quả kinh tế thấp

- Cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nói riêng và nông thôn còn nghèo, hệ thống dịch vụ công (nhất là khuyến nông) trong nông nghiệp chưa mạnh. Mức đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp

- Tính không bền vững của chính sách, chương trình, dự án nông, lâm, thủy sản thường xuất phát từ mục tiêu phát triển đưa ra cao, làm cho sự phát triển buộc phải diễn ra nhanh, quá nóng và chủ yếu dựa theo phát triển chiều rộng, ít hoặc không đi vào phát triển theo chiều sâu

- Cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực, nhất là các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên chưa rõ ràng, minh bạch, cơ chế giám sát việc sử dụng các nguồn lực cơ bản của sản xuất nông nghiệp chưa thường xuyên, chặt chẽ đã tạo cơ hội để các chủ thể sản xuất nông nghiệp sử dụng lãng phí nguồn lực và gây ra sự thiếu bền vững trong quá trình sản xuất

- Thiếu sót về mặt chính sách và bất cập trong một số hoạt động chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp. Hiện tượng buông lỏng quản lý đất đai

trong sản xuất nông nghiệp. Chậm thực hiện các chính sách an sinh xã hội phù hợp ở nông thôn. Chính sách đất đai chưa phù hợp với vai trò, đặc điểm của đất đai trong quá trình phát triển KT – XH; chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người dân khi bị thu hồi đất cho các KCN, CCN

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w