Xác định rõ quy hoạch về phát triển các ngành sản xuất (nông

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 86)

thủy sản)

Phát triển các ngành sản xuất là phát triển vì con người, do con người. Vì vậy, cần huy động lực lượng, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, với sự tham gia của từng người dân vì chất lượng cuộc sống, vì phát triển kinh tế xã hội hôm nay và mai sau của mỗi cá nhân, cộng đồng và đất nước

3.3.1.1. Quy hoạch các vùng sản xuất ổn định, phù hợp với từng vùng

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp huyện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt, phòng nông nghiệp huyện chỉ đạo các xã rà soát bổ xung quy hoạch đã có, xây dựng mới quy hoạch nông, lâm nghiệp, thủy sản cho các xã

Tiến hành rà soát điều chỉnh các chương trình, đề án phát triển cây con đã có cho phù hợp. Chú trọng vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm, gắn quy hoạch vùng sản xuất với chế biến và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các tiểu vùng kinh tế

Về sử dụng đất nông nghiệp: Hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất hiện đang trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp theo các nghị định của Chính phủ. Việc lấy đất nông nghiệp sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp ngoài việc đền bù giải phóng mặt bằng, còn phải có nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người sử dụng đất để tạo công ăn việc làm mới. Giữ vững và ổn định diện tích đất canh tác 2 vụ lúa của huyện ở mức 4 ngàn ha

Hình thành thị trường đất nông nghiệp, thực hiện dồn điền đổi thửa, khuyến khích tập trung đất đai để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng các khu sản xuất hàng hóa tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo điều kiện cho nông dân có nhu cầu phát triển sản xuất được thuê đất.

Xác định vùng tĩnh, vùng động của đất nông nghiệp để có kế hoạch sử dụng đất phù hợp. Khuyến khích nông dân góp cổ phần vào các doanh nghiệp nông nghiệp bằng quyền sử dụng đất, tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động

Đối với các địa phương có ngành chăn nuôi phát triển, phải bố trí một phần đất chuyên dùng xa khu dân cư, giao thông thuận tiện, dễ cách ly và xử lý môi trường để hình thành những khu chăn nuôi tập trung. Bố trí hợp lý đất trồng cỏ, tạo nguồn thức ăn xanh và khu vực chăn thả phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc

Tăng cường công tác thanh tra việc quản lý đất, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật đất đai

3.3.1.2. Quy hoạch các vùng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường

Dựa trên nền tảng phát triển đang có, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực khoa học công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH của huyện cho hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế

Hệ thống những tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi: Để nông sản có sức cạnh tranh cao cần tập trung vào các nội dung sau: (1) Ứng dụng công nghệ biến đổi gen trong sản xuất giống để sản xuất và lựa chọn những giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai từng vùng trên địa bàn huyện. (2) Rà soát lại năng lực nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các cơ sở doanh nghiệp Nhà nước có khả năng sản xuất giống, xác định quy mô yêu cầu đầu tư tăng cường mới để có thể ứng dụng công nghệ sinh học, bảo tồn quỹ gen, chọn lọc giống mới có năng suất cao, sạch bệnh. Đồng thời có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân hộ gia đình sản xuất giỏi có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống theo quy định,

dưới sự kiểm soát của ngành chức năng. (3) Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu

Xây dựng mạng lưới dịch vụ khuyến nông tự quản cơ sở bao gồm: các hợp tác xã nông nghiệp, câu lạc bộ nông dân, tổ hợp tác,... Các câu lạc bộ là nơi giúp đỡ nông dân chuyển giao, tập huấn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, là nơi trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giải đáp thắc mắc, tư vấn, thông tin, tổ chức tham quan hội thảo, giúp nông dân về tín dụng và xây dựng tủ sách khuyến nông

Thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và chế biến bằng cách tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ nông dân ở các vùng sản xuất cây trồng hàng hóa, vùng sản xuất tập trung đầu tư mua máy móc, thiết bị cơ giới hóa các khâu trồng trọt, chế biến nông sản. Phát triển chế biến gắn vùng nguyên liệu với quy mô và công suất thích hợp. Các sản phẩm ưu tiên chế biến: rau quả, lúa gạo, bột cá, tôm phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt các loại, chế biến phân hữu cơ với nguyên liệu tại chỗ. Hình thành các vùng sản xuất nông sản sạch phục vụ thị trường lân cận nhất là thị trường Hà Nội và vươn xa hơn là xuất khẩu ra thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 86)