Chính sách hỗ trợ vốn cho người nông dân

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 92)

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và đề ra nhiều chính sách, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để giải quyết đồng bộ các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhưng thực tế nguồn lực đầu tư là chưa đủ. Nguồn

vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần phải huy động nguồn lực đầu tư của toàn xã hội, không nên dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước

Công tác lập và thực hiện quy hoạch trong đầu tư cần thực tế hơn, không đầu tư dàn trải, kéo dài tập trung vào các quy hoạch chính để đạt hiệu quả trong sử dụng vốn, sử lý triệt để những sai phạm trong quản lý đầu tư, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách bền vững

Các chính sách về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần đơn giản và thông thoáng hơn, các chính sách ban hành cần đồng bộ, đầy đủ, kịp thời tránh gây chồng chéo, mâu thuẫn. Việc quy định thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân

Ưu tiên dành nguồn vốn từ Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh cũng như của Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với các dự án đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn

Có chính sách, hình thức cho vay vốn phù hợp để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận vốn như vay tín chấp, vay theo dự án sản xuất, thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay,…

Xây dựng đồng bộ cơ chế, chính sách về xây dựng nông thôn mới

3.3.6. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp

Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, ngoại trừ xã hội nguyên thủy đầu tiên thì xã hội nào cũng có Nhà nước. Sự ra đời của Nhà nước là một vấn đề tất yếu khách quan của quá trình phát triển của loài người

Vai trò của quản lý Nhà nước trong phát triển nông nghiệp bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động lao động chung trên cơ sở xã hội hóa sản xuất và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Lực lượng sản xuất và trình

độ phát triển sản xuất hàng hóa càng cao thì càng cần thiết phải thực hiện vai trò này một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt. Tùy theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hàng hóa của nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định mà giữa các phân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng như các yếu tố kinh tế của toàn ngành nông nghiệp có những mối quan hệ tỷ lệ phù hợp, đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn lực và sự phát triển.

Nhà nước vạch ra các quy chế luật định để hướng dẫn và sử dụng các kích thích kinh tế nhằm định hướng phát triển các vùng nông nghiệp các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn,…phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Có thể coi cơ sở khách quan và sâu xa của vai trò quản lý nhà nước trong nông nghiệp bắt đầu từ yêu cầu cân đối trong quá trình phát triển do vậy, phải phối hợp mọi hoạt động của nền nông nghiệp hàng hóa dựa trên trình độ xã hội hóa ngày càng cao. Trong nền nông nghiệp hàng hóa vận hành theo kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Hiện nay cơ sở khách quan và sâu xa đòi hỏi việc quản lý Nhà nước đối với ngành nông nghiệp phải được thực hiện khẩn trương và chặt chẽ, nghiêm ngặt

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w