Kinh nghiệm quản lý kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 29)

1.5.1. Kinh nghiệm của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

Ninh Giang là một huyện thuần nông của tỉnh Hải Dương. Những năm gần đây nông nghiệp của huyện Ninh Giang đã có những bước tiến bộ khá. Năm 2013, mặc dù chịu tác động của suy giảm kinh tế, giá cả, lãi suất tín dụng tăng

cao; thời tiết khí hậu có những diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng tới tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh, song tình hình KT - XH của huyện Ninh Giang tiếp tục ổn định và có bước phát triển tương đối khá, trong đó 9/11 chỉ tiêu chính đạt và vượt kế hoạch đề ra, kinh tế tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất theo giá thực tế tăng 443,8 tỷ đồng so với năm 2012, trong đó ước thu từ sản xuất nông nghiệp đạt 1.436 tỷ đồng, bằng 99% kế hoạch,tăng 22 tỷ đồng; giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đạt 109,5 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 38,9%; Tiểu thủ công nghiệp 29,6%; Xây dựng - Dịch vụ 31,5%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 108% kế hoạch tỉnh giao, chi ngân sách nhà nước đảm bảo chi đúng, chi đủ và hiệu quả. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn song số hộ nghèo trên địa bàn huyện hiện còn 7,74%, giảm 1,91% so với năm 2012; tạo việc làm mới cho trên 1.520 lao động..

Năm 2014 là năm thứ tư triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2011 – 1015. Huyện Ninh Giang có khả năng và cơ hội để tiếp tục phát triển nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thử thách, đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu. Các mục tiêu chủ yếu được xác định là:

Tổng giá trị sản xuất đạt 5.189 tỷ đồng, tăng 521 tỷ đồng so với năm 2013, trong đó: Ngành nông nghiệp 1.476 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng. Ngành Công nghiệp, TTCN, XD 2.385 tỷ đồng, tăng 328 tỷ đồng. Ngành dịch vụ 1.328 tỷ đồng, tăng 153 tỷ đồng. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp là 118 triệu đồng. Thu ngân sách địa phương tăng từ 5% trở lên. Có 97,5% trở lên số hộ được dùng nước sạch và nước hợp vệ sinh. Tạo việc làm mới cho 1.500 đến 2.000 lao động. Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2% trở lên so năm 2013; Trong nông nghiệp , đĐề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được triển khai và đạt đạt hiệu quả kinh tế cao giai đoạn 2011 - 2015.

Đề án được xây dựng trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện giai đoạn 2006 - 2010, đồng thời xác định rõ những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015, đó là phát triển trồng trọt theo hướng thâm canh, chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung, ưu tiên sản xuất và nâng cao tỷ trọng nông sản hàng hóa chất lượng cao, an toàn phù hợp với thị trường, tăng giá trị sản xuất và lợi nhuận trên 1ha đất canh tác. Phát huy tối đa lợi thế cây trồng chủ lực, mùa vụ, các vùng truyền thống với quy mô thích hợp đảm bảo phát triển ổn định. Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho một số nông sản hàng hóa đặc trưng của huyện. Duy trì diện tích, nâng cao chất lượng, sản lượng và giá trị cây ăn quả theo hướng bền vững.

Phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bình quân tăng 4%/năm trở lên; tỷ trọng trồng trọt trong cơ cấu nông nghiệp 55,2%; diện tích gieo cấy lúa 6.500ha; năng suất lúa bình quân 12,5tấn/ha/năm trở lên; diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao 400 - 500ha; diện tích cây vụ đông đạt 30 - 35% diện tích canh tác; giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đạt 90 triệu đồng trở lên và diện tích cây ăn quả và cây lâu năm là 1.350ha.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao giai đoạn 2011 - 2015. Huyện Ninh Giang xác định các nhóm giải pháp chủ yếu đó là: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể từ huyện tới cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, tập trung chỉ đạo quy vùng sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới và nâng cao hiệu quả các dịch vụ sản xuất, chính sách hỗ trợ vốn trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện, các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực sản

xuất nông nghiệp để nhân dân hiểu và nắm rõ để có kế hoạch đầu tư vào sản xuất. Đồng thời vận động để đại bộ phận nhân dân hiểu về kinh tế thị trường, nhận thức được việc tham gia thực hiện Đề án chính là tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất.(Nguồn: Cổng thông tin

điện tử huyện Ninh Giang).

Một kết quả khác đã đạt được trong quản lý nông nghiệp của huyện Ninh Giang. Đó là sự cố gắng cải tiến, đổi mới trong quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Các biện pháp thực hiện đều nhằm tới mục tiêu khai thác tài nguyên đất một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; cải tạo, chuyển mục đích sử dụng đất và điều chỉnh những bất hợp lý đang tồn tại trong quản lý và sử dụng đất, nhằm đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, do quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 1997 - 2010 của huyện được lập trong bối cảnh nhiều dự báo về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, về khả năng phát triển của các ngành, các lĩnh vực chưa lường hết được những diễn biến phát sinh nên việc xác định nhu cầu sử dụng đất chưa phù hợp với tiềm năng phát triển. Hơn thế nữa, kết quả chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn đã tác động mạnh đến quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều loại đất trên địa bàn có sự biến động không theo quy hoạch, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai và thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Để bảo đảm hiệu quả khai thác tiềm năng đất đai, huyện đã tăng cường điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo định hướng sử dụng đất dài hạn, khi xây dựng quốc lộ 37 và hệ thống cầu. Theo đó, đất nông nghiệp sau khi chuyển mục đích sử dụng còn giữ ổn định khoảng 8.000 ha, chiếm khoảng 60% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó, diện tích lúa giữ ổn định ở mức 6.300 - 6.500 ha. Quy hoạch thành các vùng chuyên canh

lúa cao sản và lúa chất lượng cao như hương thơm số 1, bắc thơm số 7, hương cốm, nếp... Riêng sản xuất rau quả tập trung theo hướng hàng hóa, huyện đã có quy hoạch tổng thể, mỗi xã có ít nhất một vùng, với các công thức luân canh từ 3 đến 4 vụ trong năm, gồm các vụ rau hoặc 1 vụ đông xen 2-3 vụ rau màu xuân, hè, với các loại cây có giá trị thương phẩm khá như dưa lê, dưa chuột, bí xanh, bí đỏ, ớt…, áp dụng các quy trình sản xuất sạch, để không chỉ hình thành vùng nguyên liệu cho thị trường nội địa, mà còn hướng tới xuất khẩu. Quy hoạch diện tích nguyên liệu để phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm. Mở rộng diện tích trồng cây ăn quả trong khu dân cư, trên khu đồng chuyển đổi, phát triển trồng cây nhân dân ở các khu vực công cộng có điều kiện. Các mô hình trồng hoa, cây cảnh đang phát triển mạnh ở các xã Hiệp Lực, Hồng Dụ, Đồng Tâm, thị trấn Ninh Giang... Tận dụng tối đa diện tích mặt nước ao, hồ, đầm để nuôi trồng thủy sản, khuyến khích mở rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản tập trung tại các vùng đất trũng ở bắc và nam sông Cửu An, thuộc các xã An Đức, Vạn Phúc, Hoàng Hanh… Cải tạo vùng trũng sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Phấn đấu đưa diện tích nuôi trồng thủy sản lên khoảng 1.500 ha, trong đó khoảng 25% diện tích này có thể kết hợp trồng cây có giá trị kinh tế cao, xây dựng kinh tế trang trại.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w