Khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, đảm bảo phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 88)

3.3.2.1. Huy động các nguồn lực trong huyện

Trước hết cần huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư phát triển sản xuất, đồng thời huy động sự đóng góp của dân bằng ngày công lao động để cải tạo đồng ruộng, làm đường giao thông, thủy lợi và xây dựng các công trình các công trình phúc lợi khác,... phục vụ cho việc phát triển sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Tạo hành lang pháp lý và cơ chế cởi mở, thông thoáng để khuyến khích mọi thành phần kinh tế và các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện

Cải tiến phương thức huy động vốn và cho vay vốn của các chi nhánh ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Áp dụng cơ chế, chính sách thông thoáng, mềm dẻo tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả

Khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, các hộ cá thể tập trung vốn đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề mà luật pháp cho phép

Thực hiện nghiêm túc thu chi ngân sách, thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thuế và các khoản thu khác. Quản lý chặt chẽ quỹ đất đai. Quản lý chi tiêu chặt chẽ theo kế hoạch đã được dự toán. Nâng cao chất lượng quản lý vốn xây dựng cơ bản. Rà soát lại các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, kiên quyết không đầu tư vào các dự án chưa đủ thủ tục và không có hiệu quả. Ưu tiên tập trung vốn ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng và các dự án kinh tế trọng điểm. Đẩy mạnh công tác chống tham ô, lãng phí nhằm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn vốn, đồng thời đảm bảo đoàn kết nội bộ tốt và củng cố niềm tin của nhân dân. Đấu tranh chống tham nhũng theo quan điểm “xây và chống”, vừa chủ động phòng ngừa ngăn chặn, vừa kiên quyết phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng để làm trong sạch bộ máy quản lý kinh tế nông nghiệp huyện

3.3.2.2. Thu hút các nguồn vốn bên ngoài

Bên cạnh việc huy động tối đa các nguồn lực bên trong, cần đẩy mạnh việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, nhất là từ Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận và sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các Chương trình, các Dự án đầu tư lớn của quốc gia như: Chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển các chương trình kết cấu hạ tầng (thủy lợi, giao thông, điện, nước,…). Lồng ghép tốt các chương trình và dự án đầu tư trên địa bàn huyện để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Khuyến khích phát triển các

hình thức liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế khác trong và ngoài tỉnh để tăng vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Tiến hành xây dựng các dự án khả thi, nhất là các dự án lớn , để tranh thủ tối đa sự hỗ trợ vốn từ ngân sách của tỉnh và của Trung ương vào phát triển kết cấu hạ tầng, đồng thời thu hút các nguồn vốn tín dụng, vốn vay ưu đãi. Thực hiện tốt cơ chế “một cửa” để giải quyết nhanh chóng và chính xác thủ tục hành chính, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Mở rộng các hoạt động tư vấn đầu tư và xúc tiến đầu tư để tìm kiếm đối tác. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trang 88)