Các chiến lược phân phố

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị marketing ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 65)

- Chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh:

3.3.2.Các chiến lược phân phố

Chiến lược phân phối chọn lọc

Một số công ty dược phẩm chọn chiến lược này để phân phối sản phẩm của mình.

Đối với các thuốc giá thành thấp, lâu đời thì các công ty nước ngoài thường chọn nhà phân phối là công ty trách nhiệm hữu hạn. Do thị trường mục tiêu của các sản phẩm này là nhà thuốc tư nhân, phòng khám tư. Do đó, việc chọn nhà phân phối là công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí đồng thời các công ty phân phối này cũng rất nhanh nhạy, linh động trên thị trường.

Đối với các thuốc có giá thành cao, các công ty thường chọn các nhà phân phối quốc tế như Zuellig, Mega hay Diethelm do các công ty này có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, có nhiều kinh nghiệm phân phối thuốc và làm việc chuyên nghiệp.

Đối với các thuốc có thị trường mục tiêu là bệnh viện, việc lựa chọn công ty phân phối là các công ty nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc đấu thầu sản phẩm vào bệnh viện. Theo quy định của Bộ Y Tế, các bệnh viện ưu tiên mua thuốc của các công ty dược phẩm đồng cấp. Bệnh viện ở cấp quản lý nào ưu tiên mua thuốc qua các công ty dược phẩm cấp tương đương. Như vậy, các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội như bệnh viện Đống Đa, bệnh viện Saint Paul, bệnh viện Phụ Sản, bệnh viện Thanh Nhàn… ưu tiên mua thuốc của công ty dược phẩm trực thuộc tuyến thành phố là công ty Cổ phần dược phẩm Hapharco. Còn các bệnh viện trực thuộc Bộ Y Tế thì ưu tiên mua thuốc của các công ty Cổ phần dược phẩm một thành viên trung ương I, Cổ phần dược phẩm một thành viên trung ương II...

Các thuốc sản xuất trong nước thường do công ty sản xuất tự phân phối hoặc qua công ty trách nhiệm hữu hạn.

Đối với thuốc ung thư, thị trường mục tiêu là các bệnh viện trực thuốc Bộ Y Tế nên các hãng đã chọn đối tác phân phối chọn lọc là công ty cổ phần dược phẩm một thành viên trung ương (CPDP 1TVTW).

Bảng 3.26. Một số sản phẩm phân phối chọn lọc qua công ty CPDP 1TVTW Công ty

sản xuất

Sản phẩm được

phân phối Công ty phân phối

Intas Gemcitabin Công ty CPDP 1TV TW II

Ebewe DoxorubicineCisplatin Công ty CPDP 1TV TW I

Chiến lược phân phối mạnh

Thuốc ung thư là loại mặt hàng đặc biệt, có giá thành cao, đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận, thường là ở nhiệt độ thấp từ 2-8oC, quá trình bảo quản và phân phối thuốc phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt của Bộ Y Tế về quy chế quản lý thuốc độc. Đó là những lý do khiến hình thức phân phối mạnh qua các công ty dược phẩm nước ngoài chuyên về phân phối như Zuellig, Diethelm, Mega,…được nhiều hãng lựa chọn.

Bảng 3.27: Một số sản phẩm phân phối mạnh Công ty

sản xuất

Sản phẩm được

phân phối Công ty phân phối

Roche Xeloda, Herceptin, Avastin,… Diethelm Astrazeneca Arimidex, Casodex, Zoladex,… Zuellig

Pfizer Campto, Camptosar,… Zuellig

Sanofi Taxotere Harphaco

Merk Erbitux Zuellig

Hospira DBL Cisplatin, DBL Gemcitabin... Nam Linh

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị marketing ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 65)