Bàn luận về tính đặc thù Marketing thuốc ung thư

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị marketing ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 83)

- Chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh:

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.3. Bàn luận về tính đặc thù Marketing thuốc ung thư

Thứ nhất: Tính ít phổ biến

Thuốc điều trị ung thư là thuốc chuyên khoa sâu. Bác sỹ điều trị ung bướu phải có trình độ chuyên môn cao, thuốc điều trị ung thư có giá thành cao. Tuy nhiên ở Việt Nam: số tiền đầu tư cho ung thư hàng năm không đáng kể, cơ sở điều trị của ta chỉ có hai bệnh viện lớn là Bệnh viện K trung ương, Bệnh viện ung bướu Tp.HCM và một số cơ sở nhỏ ở các tỉnh nhưng trang thiết bị vô cùng thiếu thốn. Phần lớn bệnh

Avastin, Herceptin, Herbitux… Roche, Merk,…

P1: Thuốc mới P2: Giá hớt váng

P3: Chọn lọc qua Zuellig, Diethlm

P4: Hội thảo, tài trợ cho bác sĩ

Gemcitabin, Tamoxifen, Irinotecan….

Eli Lily, Ebewe, Nam Linh

P1: Bắt chước sản phẩm đang bán chạy

P2: Giá “xâm nhập”

P3: Phân phối qua các công ty TNHH

P4: Chiết khấu cho bác sĩ

NHÓM 1

viện đa khoa ở tỉnh chưa có khoa ung bướu, số lượng bác sỹ chuyên khoa ung thư rất ít. Kéo theo đó, danh mục thuốc tại Việt Nam cũng không nhiều. Hiện nay, thuốc điều trị ung thư mới chỉ có khoảng 20 thuốc gốc của các hãng dược phẩm lớn nước ngoài và các thuốc bắt chước của các hãng dược nước ngoài bậc trung [3]. Số lượng các công ty có kinh doanh thuốc ung thư vẫn còn ít. Do đó, sự cạnh tranh trong thị trường thuốc ung thư không khốc liệt như các loại thuốc khác như kháng sinh, da liễu hay tim mạch,…

Thứ hai: Đặc trưng về cung cầu thuốc ung thư

Cung: Hiện nay, cung thuốc ung thư chủ yếu là thuốc nhập khẩu. Việt Nam cũng có

những dự án sản xuất thuốc ung thư Generic để giảm giá thành, giảm áp lực kinh tế cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, các dự án đó mới dừng lại ở nghiên cứu. Việc đầu tư sản xuất thuốc ung thư trong nước còn nhiều hạn chế: thiếu trình độ, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu nhân lực,…Những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu thuốc ung thư tăng mạnh. Từ đầu năm 2010 tới nay, thuốc ung thư được nhập khẩu rất nhiều với giá trị nhập khẩu đạt gần 60 triệu USD, giá trị nhập khẩu tăng đến 77% so với cùng kỳ năm ngoái [8].

Cầu: Cầu thuốc ung thư phụ thuộc vào mô hình bệnh tật, khả năng chi trả của người

bệnh. Trong những năm qua, cầu thuốc ung thư không ngừng tăng lên.

Mô hình bệnh tật: Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 người chết vì ung thư. Tuy nhiên, đây là con số thống kê từ hàng chục năm. Đến nay thì thực trạng ung thư ở nước ta u ám hơn nhiều và số tư vong do ung thư không dừng ở mức 10 vạn bệnh nhân mỗi năm.

Khả năng chi trả của người bệnh: Khả năng chi trả dịch vụ y tế và khám chữa bệnh của người dân tăng lên nhưng do thuốc ung thư toàn là thuốc nhập khẩu nên giá thuốc đang là gánh nặng của bệnh nhân ung thư Việt Nam [2].

Thứ ba: Đặc trưng về tính cạnh tranh

So với các nhóm thuốc khác, sự cạnh tranh của nhóm thuốc ung thư trầm lắng hơn nhưng cũng không phải là không gay gắt. Sự cạnh tranh này thể hiện rõ nhất là ở

các thuốc Generic, các thuốc bắt chước của các hãng dược phẩm nước ngoài hạng trung như Intas, Hospira,…

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị marketing ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w