Vài nét về thị trường thuốc điềutrị ung thư trên thế giớ

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị marketing ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 33)

Thị trường mục tiêu

1.2.5. Vài nét về thị trường thuốc điềutrị ung thư trên thế giớ

Năm 2008, doanh số bán của thuốc chống ung thư trên thế giới là 70 tỷ $. Trong đó, dẫn đầu là 3 thuốc Rituxan, Herceptin và Avastin. Và 5 công ty hàng đầu chiếm lĩnh thị trường thuốc chống ung thư là: Roche, Amgen, Norvatis, Astrazeneca và BMS [8],[37].

Bảng 1.8. Trích bảng các thuốc chống UT có DSB cao nhất năm 2008

Biệt dược Hoạt chất Công ty Doanh số bán (tỷ $)

2006 2007 2008

Rituxan Rituximab Roche 4.7 5.01 5.6

Herceptin Trastuzumab Roche 3.14 4.4 4.8

Avastin Bevacizumab Roche 2.4 3.93 4.7

Glivec Imatinib Novartis 2.5 3.1 3.4

Aranesp Darbepoetin Amgen 4.1 4.2 3.3

1.2.6. Vài nét về thị trường thuốc điều trị ung thư ở Việt Nam

Ung thư là một nhóm thuốc rất đặc biệt do khó sư dụng hơn các nhóm thuốc khác vì nhiều độc tính, bắt buộc dùng theo sự chỉ định và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa. Theo nghiên cứu khảo sát về những tác dụng ngoại ý trong hóa trị ung thư năm 2011 tại bệnh viện K trung ương trên 273 bệnh nhân, các tác dụng ngoại ý sớm bao gồm: tiêu chảy (87%), nôn dữ dội (58%), rụng tóc (62%), mệt mỏi (100%), sốt (72%), miệng lở loét (55%), táo bón (47%), dễ thâm tím (34%); các tác dụng ngoại ý muộn như: vấn đề về tim (8,3%), vô sinh (2,1%), vấn đề về thận (23%), bệnh lý thần kinh ngoại vi (2,4%), rủi ro của một ung thư thứ hai (1,24%). Những số liệu trên cho thấy độc tính của thuốc điều trị ung thư khá cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Những năm gần đây, công tác phòng chống ung thư có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Việc sàng lọc một số bệnh như ung thư vú, cổ tư cung,...đã được Chương trình phòng chống ung thư quốc gia tiến hành. Nhiều chuyên khoa điều trị ung thư được xây dựng, đặc biệt các kỹ thuật cao được ứng dụng trong phát hiện và điều trị

như chụp PET/CT, xạ trị điều biến liều, xạ trị đích,...Tuy nhiên, thị trường thuốc ung thư đa phần là thuốc nước ngoài. Việc đầu tư, sản xuất thuốc ung thư trong nước chưa được chú trọng. Điều này thể hiện ở cơ cấu số đăng ký thuốc ung thư.

Bảng 1.9. Số lượng SĐK thuốc chống ung thư trên thị trường Việt Nam năm 2010

Tổng SĐK Thuốc trong nước Thuốc nước ngoài

SĐK Tỷ lệ % SĐK Tỷ lệ %

591 5 0,85% 586 99,42%

(Nguồn: Cục quản lý Dược)

Hình1.15.Biểu đồ cơ cấu SĐK thuốc ung thư tại Việt Nam năm 2010

Hầu hết các thuốc điều trị ung thư hiện nay đều là thuốc nước ngoài, do đó giá thuốc khá cao, đặc biệt là thuốc nhắm đích phân tư (Moleculaly Targeted Therapies). Chỉ tính riêng tiền thuốc cho 1 đợt hóa trị (6 lần) có thể lên tới gần 70 triệu đồng và nếu điều trị bằng liệu pháp nhắm đích phân tư thì tiền thuốc cho 1 lần điều trị đã lên tới cả trăm triệu đồng. (Nguồn: bệnh viện K)

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị marketing ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 33)