Các aminoaxit béo trung tính (aliphatic).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với Isolơxin và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng (Trang 32)

Wu Boneng [120] đã tổng hợp đ−ợc các phức rắn của Ln3+ và các amino axit trong đó có alanin, valin và lơxin với công thức Ln(AA)3Cl3.2H2O (Ln: Nd, Er). Khi nghiên cứu cấu trúc của chúng, tác giả đã cho rằng nhóm cacboxyl tham gia phối trí với ion Ln3+ theo kiểu liên kết đối xứng hai càng.

Song Disheng và Wang Huizhen [107] đã tổng hợp đ−ợc các phức rắn của ion Ln3+ với lơxin, các phức chất có công thức Ln(leu)3(NO3)3.H2O (Ln: La, Pr và Nd). Trong các phức chất này, lơxin đã tham gia phối trí với các ion đất hiếm qua nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl và nguyên tử nitơ của nhóm amin.

Indrasenan P. và Lakshmy M. [65] đã tổng hợp đ−ợc 14 phức rắn của ion Ln3+ với lơxin, các phức chất này có công thức chung là Ln(leu)4(NO3)3. Các tác giả đã kết luận rằng lơxin đã tham gia phối trí với ion Ln3+ qua nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl và nguyên tử nitơ của nhóm amin; mỗi nhóm nitrat chiếm 1 vị trí phối trí trong các phức chất và liên kết với các ion Ln3+ qua một trong những nguyên tử oxi của ion nitrat; số phối trí của Ln3+

trong các phức chất bằng 11.

Tác giả Nguyễn Trọng Uyển và các cộng sự [10, 18, 19] đã tổng hợp và nghiên cứu phức rắn của một số nguyên tố lantanit và ytri với L-lơxin. Việc đánh giá sự t−ơng tác hình thành liên kết của hai nhóm cacboxyl (-COOH) và amin (-NH2) là t−ơng đồng với hai nhóm tác giả trên.

Tác giả Đặng Thị Thanh Lê [5] đã tổng hợp và đánh giá sự t−ơng tác của DL-2 amino-N-butyric với các ion đất hiếm trong phức rắn bằng phép phân tích phổ hồng ngoại, Raman và phổ hấp thụ electron. Tác giả đã kết luận rằng phối tử Hbu là phối tử hai càng và phối trí với ion Ln3+ qua nguyên tử oxi của nhóm cacbonyl (-C=O) và nguyên tử nitơ của nhóm amin

(-NH2). Trong khi đó, K. Apana và các cộng sự khi nghiên cứu trong dung dịch n−ớc lại cho các phức đa nhân [Ln2(AA)4(H2O)8](ClO4)6 (Ln: La, Pr) trong đó 2 ion Ln3+ liên kết với phối tử qua cầu cacboxylat [28].

Với L-isolơxin, các nghiên cứu tạo phức th−ờng đ−ợc thực hiện với các nguyên tố d. Với các nguyên tố đất hiếm (nguyên tố f), rất ít các nghiên cứu đã đ−ợc thực hiện.

Legendziewicz J. [79, 80] khi nghiên cứu sự tạo phức với dung môi n−ớc đã chỉ ra rằng, các phức đa nhân [Ln2(Ile4(H2O)8](ClO4)6 (Ln: Nd, Eu) đã hình thành thông qua liên kết cầu cacboxylat giữa ion đất hiếm và phối tử (nhóm –NH3+ tham gia tích cực vào việc tạo liên kết hidro sẽ làm bền hóa cấu trúc tinh thể phức. Trong khi đó, sử dụng phối tử đơn giản là glyxin lại thu đ−ợc phức đơn nhân với công thức [Ln(Gly)3(H2O)2]Cl6 (Ln: La và Nd) và thể hiện là phối tử hai càng với cùng một tâm kim loạị Khi sử dụng hỗn hợp phối tử (amino axit và một phối tử hữu cơ khác) để tạo phức với nguyên tố đất hiếm, Dickins và cả Sun Ỵ [109] lại thu nhận đ−ợc phức chelat và amino axit liên kết với ion đất hiếm qua cả nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl và nguyên tử nitơ của nhóm amin.

C. Kremer [77] khi nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với các amino axit đơn giản (glyxin, lơxin, isolơxin, prolin) đã cho rằng: các ion đất hiếm là các axit “cứng” điển hình sẽ thuận lợi khi t−ơng tác với các nhóm chức bazơ “cứng” của amino axit với sự phụ thuộc nhỏ vào kim loạị Trong mọi tr−ờng hợp, độ bền nhiệt động học của các phức là thấp, nh−ng sự hình thành các phức bền có chứa amino axit có thể đạt đ−ợc khi sử dụng hỗn hợp phối tử. Các t−ơng tác thể hiện rõ bản chất ion và sự tham gia liên kết của nhóm amino là khá hiếm trong quá trình phối trí. Trong các cấu trúc phức rắn, nhóm cacboxylat đóng vai trò rất quan trọng và sự có mặt của cầu COO- là phổ biến trong cấu trúc phức chất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với Isolơxin và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng (Trang 32)