Các aminoaxit đơn giản và amino đi-cacboxylic axit.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với Isolơxin và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng (Trang 28)

Theo Moeller [89] sự phối trí của các α -amino axit với các NTĐH là qua nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl và nguyên tử nitơ của nhóm amin theo phản ứng:

3

Tác giả khác [20] lại cho rằng sự tạo thành phức vòng chủ yếu xảy ra ở pH>pI và thành phần của phức thay đổi phụ thuộc vào tỷ lệ cấu tử. Bằng các ph−ơng pháp quang phổ và ph−ơng pháp từ tác giả đã chứng minh rằng các amino axit đơn và đicacboxylic khi tạo phức với các NTĐH không phối trí qua nguyên tử nitơ trong dung dich trung tính hoặc axit mà sự tạo thành các phức vòng chỉ xảy ra khi kiềm hóa dung dịch. Trong hệ LnCL3 – NH2- CH2COOH – H2O, ở bất kỳ tỷ lệ nào của các cấu tử đều không thấy có sự

O R - CH - NH2 3+ C - OH + Ln C - O C - NH2 R - O Ln + 3H+ 3

thay đổi giá trị pH so với các giá trị so sánh. Phổ hấp thụ của hỗn hợp trên không thấy sự khác biệt nào so với phổ hấp thụ của các dung dịch n−ớc của LnCl3. Sự thay đổi vị trí giải hấp thụ tức sự tạo phức xảy ra trong tr−ờng hợp kiềm hóa hỗn hợp. Tuy nhiên ở pH>9 xảy ra sự phân hủy phức và tạo thành các hidroxit đất hiếm.

Tác giả Nguyễn Quốc Thắng và các cộng sự [9] khi nghiên cứu sự tạo phức giữa các ion Ln3+ với một amino đicacboxylic là axit L-glutamic trong dung dịch và trong phức rắn lại cho thấy: sự tạo phức xảy ra tốt ngay trong khoảng pH trung tính với sự tham gia đồng thời của nhóm amino và nhóm cacboxyl. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tạo phức xảy ra tốt trong vùng pH từ 5,5-7,5 đối với các ion nguyên tố đất hiếm nhẹ và từ 5,2-7,2 đối với các ion nguyên tố đất hiếm nặng; phức chất rắn thu đ−ợc có thành phần H[Ln(Glu)2(H2O)3] (Ln: La-Er, trừ Pm) và trong các phức chất mỗi ion Glu2- chiếm 3 vị trí phối trí, liên kết của phối tử với ion đất hiếm đ−ợc thực hiện qua nguyên tử nitơ của nhóm amin NH2 và hai nguyên tử oxi của hai nhóm cacboxyl COO-.

Khi sử dụng các amino axit làm tác nhân tạo phức để tách các NTĐH ra khỏi nhau, Vickery R.C [110] nhận thấy rằng chỉ có glixin và histidin là có khả năng tạo phức với các NTĐH trong các dung dịch trung tính hay amoniac, khả năng tạo phức của histidin nhỏ hơn glixin.

Khi nghiên cứu quang phổ hấp thụ của các phức praseođim với các amino axit, Katzin và cộng sự đã cho rằng các phức vòng càng đ−ợc tạo thành trong các môi tr−ờng trung tính và kiềm chủ yếu là các phức 1:1 [73].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với Isolơxin và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng (Trang 28)