Tác giả Csoergh.Ị (Thụy Điển) [47] đã tổng hợp đ−ợc phức rắn của honmi với axit L-aspatic ứng với thành phần Ho(L-Asp)Cl2.6H2Ọ Phân tích cấu trúc của phức chất tác giả đã chỉ ra ion Ho3+ có số phối trí là 8 với các
liên kết qua 5 nguyên tử oxi của n−ớc (H2O) và 3 nguyên tử oxi của ba nhóm aspactat.
Trong khi đó, nhiều tác giả khác lại chỉ ra sự tham gia đồng thời của cả hai nhóm chức vào việc hình thành phức chất:
• Tác giả Ibrahim S.A [64] đã tổng hợp và nghiên cứu tính chất của các phức chất Ce(III) với một số amino axit nh− L-alanin, L-aspactic và L-glutamic. Bằng các ph−ơng pháp phân tích hóa học, phổ hồng ngoại và đo độ dẫn điện đã chỉ ra sự phối trí giữa các aminoaxit với Ce3+ thực hiện qua nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl và nguyên tử nitơ của nhóm amin.
• Tác giả Lê Xuân Thành [8] nghiên cứu sự tạo phức của một số NTĐH với aspactic. Tác giả đã tổng hợp đ−ợc các phức chất dạng rắn theo tỷ lệ 1: 2 có thành phần NH4LnAsp2.nH2O (Ln: Pr, Nd, Ho, Er, Asp2-: ion Aspactat, n: 3, 5, 6); theo tỷ lệ 1:3 có thành phần là Ln(HAsp)3- .3H2O; (Ln: La, Ce, Pr, Nd, Sm, Eu, Gd). Bằng ph−ơng pháp phổ hồng ngoại các tác giả cho thấy: phức chất với tỷ lệ 1:2, mỗi nhóm Asp2- chiếm 3 vị trí phối trí, liên kết với các ion Ln3+ đ−ợc thực hiện qua nguyên tử nitơ của nhóm amin và 2 nguyên tử oxi ở 2 nhóm COO-; phức có tỷ lệ 1:3, mỗi nhóm HAsp- chiếm 2 vị trí phối trí, liên kết với các ion Ln3+ đ−ợc thực hiện qua nguyên tử nitơ của nhóm amin và qua nguyên tử oxi của nhóm COO- ở vị trí α so với amin.