- Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội;
bảnluật pháptiếngViệt với tiếng Anh
Theo các tác giả nghiên cứu về văn bản luật pháp trong tiếng Anh như Maley (1994), Gibbons (1994), Bahatia (1983, 1994) thì thuật ngữ luật pháp và các lĩnh vực liên quan c ù n g đóne vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập các tính chất chính xác, chặt chẽ, như Maley (1994 : 22) đã nhận định :
Ngôn ngữ kỹ thuật theo nghĩa là các từ với nghĩa cô định và rõ ràng
thường được COI là m ột trong những đặc điểm điển hình nhất của dién ngôn luật p h á p nói chung.
Tác giả cũng chỉ ra trong văn bản luật pháp tiếng Anh có sử dụng các thuật ngữ và từ cổ, ít dùng trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như các từ
“homicide”, “manslaughter” thay cho “man killing” để chỉ tội giết người. Các từ'này còn góp phần tạo “kỹ thuật tính” (technicality) cho văn bản luật pháp, làm cho loại văn bản này mang tính chính xác và chặt chẽ, ổn định cao. Gibbons (1994 : 7) cũng nhận định tương tự : “Việc theo đuổi tính chính xác đã dẫn tới cả việc sử dụng những từ cổ gốc Pháp Nooc-măng và La-tinh như
"corpus delicti" và "de mise" ...”
Bhatia (1994) cũng chỉ ra trong nhiều Bộ luật Anh có nhiều thuật ngữ và từ cổ. Số lượng từ này phụ thuộc vào lĩnh vực mà bộ luật điều tiết. Ví dụ các bộ luật về tài sản, hợp đồng và bồi thường thiệt hại dân sự (property, contract and tort) do các khái niệm đã được phát sinh từ thời trung cổ nên hiện tại bộ luật vẫn duy trì nhiều từ ngữ cổ, ví dụ :
Từ ngữ cổ Từ ngữ mới Aforementioned Aforesaid Hereinafter Hereinbefore Hereon These Already described Below, in this deed Above, in this deed On this day
Hereto To this deed
In as much as Insofar as Foregoing Because To the extent This! these
Hoặc các từ vay mượn từ tiếng La-tinh, tiếng Pháp và các tiếng khác hiện được coi chung là các ĩừ cổ (archaic) hoặc thuật ngữ luật pháp (Legalism) trong tiếng Anh :
Từ, ngữ vay mượn/ cổ! luật pháp Từ ngữ hiện đại/ thuần A nh
De facto Unofficial
Bona fide In good faith
Et all et alii And others
In Pari passu Without preference/ equally
Inter alia Among other things/ persons
Mutatis mutandis Beinq varied according to ,
circumstances o f the case
Prima facie At first appearance
Pro For
Pro rata In Proportion
Vice versa The other way round
Vide See
Accordingly So, as a result
Annexed Attached
Antecedent Previous
Beneficial Useful
Elucidate Make clear I clarify
Expedite Hurry lip
Tuy nhiên, theo các tác giả trên (Maley 1994, Bhatia 1994) thì các văn bản luật mới hiện nay đang có xu hướng giảm dần việc sử dụng các từ cổ và vay mượn trên. Ví dụ Bộ luật về bắt cóc và cầm giữ con tin (The Law on the taking of hostages) trừ một số rất ít thụât ngữ của ngành luật bắt buộc phải dùng thì hầu như không tìm thấy các từ ngữ cổ, ngoại lai như trên. Số lươns các từ ngữ là từ vay mượn, từ cổ trong các văn bản luật pháp tiếng Anh chủ yếu là các thuật ngữ ngành luật và cũng không nhiều về mặt số lượng và được dùng lặp đi lặp lại, tập trung vào các khái niệm trong các điều khoán tố tụng (procedural terms).
Mặc dù có đề cập vai trò của các thuật ngữ và từ vay mượn, từ cổ trong việc diễn đạt tính chính xác, chặt chẽ được gọi là kỹ thuật tính (technicality) của văn bản luật pháp nhưng không thấy tác giả nào nói tới vai trò của từ ngữ trên trong việc tạo lập các tính chất khác của văn bản như tính co dãn bao trùm, tính trang trọng trong văn bản luật tiếng Anh. Như vậy ta có thể thấy là vai trò của các từ ngữ này là hạn chế và không có tầm quan trọng như vai trò của từ ngữ Hán - Việt trong văn bản luật pháp tiếng Việt.
Điều này cũng phù hợp với các nhận xét của các nhà Việt ngữ học (Nguyễn Thiện Giáp 1998, Phan Ngọc 1983, Đỗ Hữu Châu 1981) về vị trí đặc biệt của vốn từ Hán - Việt trong tiếng Việt và không thể coi vốn từ Hán - Việt như những từ vay mượn đơn thuần.
ở các phần sau ta sẽ thấy các đặc tính như sự co dãn bao trùm và trang trọng còn được biểu hiện bằng các phương tiện từ vựng - ngữ pháp khác trong tiếng Anh.
Một kết luận nữa có thể rút ra ở phần này là trong tiếng Việt từ vựng là phương tiện ngôn ngữ được uỷ thác nhiều vai trò hơn trong việc tạo lập các tính chất cơ ban cua ngôn ngữ luật pháp so với tiêng Anh. Đó là các tính chính xác chặt chê, bao trùm và trang trọng. Trong khi đó các phương tiện từ vựng của tiếng Anh chủ yêu tham gia vào việc hình thành tính chính xác và chặt chẽ. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng qua khảo sát các văn bản luật pháp tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng thuật ngữ trong một số trường hợp còn chưa hoàn toàn chính xác hoặc vốn thuật ngữ luật pháp của ta chưa đủ phong phú để diễn đạt được thật cụ thể, chính xác thực tế luật pháp và lĩnh vực mà các bộ luật điều tiết. Đây là một vấn đề đang rất cần sự quan tâm chú ý thích đáng của các nhà nghiên cứu và những người soạn thảo văn bản các bộ luật nước ta, nhằm nâng cao chất lượng của văn bản luật pháp. Đây cũng chính là một khâu rất quan trọng trong việc xây dựng văn bản luật pháp tiếng Việt chặt chẽ, chính xác cụ thể hơn, hạn chế được nhiều hơn các kẽ hở luật pháp trên văn bản.
2.4 Danh hoá - phương tiện ngữ pháp tạo tính chính xác và bao
trùm cho văn bản luật pháp tiếng Việt
2.4.1. Giới thiệu
Danh hoá (nominalisation) được hiểu là quá trinh biến các động từ và tính từ thành các danh từ. Quá trình này được Halliday (1993) miêu tả là sự “đ/2dụ ngữ pháp” (grammatical metaphor) và được định nghĩa là “sự chuyển đổi từ của từ loại này thành một từ thuộc từ loại khác trong khi cúc đơn vị từ vẫn được giữ n g u y ê nTheo Halliday thì quá trình này bắt đầu từ thời Hv Lạp cổ đại, các nhà khoa học đã sử dụng khả năns này trong tiếng Hy Lạp để chuyển các động từ và tính từ thành các danh từ và tạo ra các thuật nsữ khoa học để gọi tên các quá trình hay các đặc tính của sự vật. hiện tượns. Kết quá là họ đã hiện thực hoá bằng ngồn nsữ các chi tiết kỹ thuật cho các vật thế. Sự
danh hoá theo cách này sau đó được mở rộng ra các tiếng Châu Âu khác trong đó có tiếng Anh. Hiện tượng này cũng được thấy ở các ngôn ngữ Châu Á.
Danh hoá có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra tính chính xác cho các văn bản khoa học kỹ thuật. Huckin và Olsen (1983) đã chỉ ra sự danh hoá và các danh ngữ đã làm tăng cường tính chính xác trong sự quy chiếu liên kết cũng như mạch lạc cho diễn ngôn. Đối với văn bản luật pháp đã có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh vào danh tính và vai trò quan trọng của nó trong việc tạo lập tính chính xác (Crystal and Davy 1969, Gustafsson 1975, Swales and Bhatia 1983). Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà (1997) cũng đề cập tới danh tính cao và sự danh hoá khi bàn về đặc điểm của văn bản luật pháp thuộc phong cách hành chính - công vụ trong tiếng Việt.
Trong tiếng Việt danh hoá cũng đã được các nhà nghiên cứu bàn đến và chỉ ra cơ chế của nó. (Nguyễn Tài cẩn 1975a, Đỗ Hữu Châu 1981, Đinh Văn Đức 1986, Nguyễn Thiện Giáp 1998 v.v..).
Đinh Văn Đức ( 1986) khi nghiên cứu từ loại danh từ trong tiếng Việt đã chỉ ra rằng những danh từ không chỉ sự việc ( như việc làm, đóng góp, thắng lợi v.v...) thực chất chỉ là sản phẩm của một cách thức phản ánh của người bản ngữ, là quá trình “sự vật hoá" một hành động trong quá trình tri giác của người bản ngữ, gắn cho nó mối quan hệ khác như trừu tượng hoá và hình dung nó như một sự việc. Như vậy, ý nghĩa của danh từ là sản phẩm của quá trình danh hoá là ý nghĩa ngữ pháp chứ không phải ý nghĩa từ vựng. Loại ý nghĩa này được gọi là “v nghĩa phi sự vật”, cùns với V nghĩa sự vật làm thành ý nghĩa thực thể của danh từ. Tác giả (1986 : 40) đã kết luận :
Ỷ nghĩa phi sự vật cùng với V nghĩa sự vật làm thành V nghĩa thực thé cua danh từ lù