- Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội;
Hán Hán Hán-Việt Việ t HánViệt Việt Cấu tạo khác
khác
Số lượng 76 89 144 18 1
% 23,2 27,1 42,9 6,4 0,04
Bảng 7 : Thuật ngữ luật pháp theo phương thức cấu tạo cấu tạo
Các con số thống kê trên góp phần lý giải được nhiều điều. Điều nổi bật nhất là từ Hán - Việt chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối (93%) cho thấy văn bản luật pháp rất ưa dùng từ Hán - Việt để cấu tạo thuật ngữ. Điều này có thể được lý. giải như sau :
Thứ nhất từ Hán - Việt là phương tiện tốt đê cấu tạo thuật ngữ do chúng là hình ảnh của khái niệm, sản phẩm của tư duy và các âm tiết Hán - Việt có màu sắc kỹ thuật rõ rệt (Phan Ngọc 1983 : 166). Như trẽn đã chi ra, văn bản luật pháp có tỷ lệ dùng thuật nsữ rất cao nên tỷ lệ từ Hán - Việt của thể loại văn bản này cũng phải cao tươns ứnơ.
Thứ hai là từ Hán - Việt do tính chất đặc biệt của chúng góp phần khá lớn làm tăng tính chặt chẽ của văn bản luật pháp. Khi nghiên cứu sự khác nhau giữa quan hệ của các âm tiết thuần Việt và các âm tiết Hán Việt, Phan Ngọc (1983 : 192) đã chỉ ra :
Nét hình thức thứ tự khu biệt âm tiết thuần Việt với âm tiết Hán - Việt là ỏ chỗ âm tiết thuần Việt có kết hợp cú pháp còn âm tiết Hán - Việt có kết hợp từ pháp. Điều
này đem đến cho các từ Hán - Việt tính chất nhất phiến của một cấu tạo của tư duy,
trái lại từ thuần Việt song tiến mang tính chất sinh động của th ế giới khách quan.
Như vậy cái làm cho các từ Hán - Việt mang tính chặt chẽ hơn là ở kết cấu từ pháp của chúng và đặc điểm này rất thích hợp để làm tăng tính chặt chẽ, ổn định của văn bản luật pháp. Hãy so sánh một số thuậĩ ngữ luật pháp thuần Việt và Hán Việt dưới đây trong Bộ luật Dân sự :
H án - Việt:
Pháp nhân, Nhân thản, Đương sự, Tài sản, Giám định, Giám hộ Thuần Việt:
Vật chia được, Phạt tiền, Vật củng loại, Trả chậm, Con nuôi, Vật không thể chia được, Hao mòn tự nhiên
Ta thấy thuật ngữ Hán - Việt đều có quan hệ từ pháp và do vậy mà chặt chẽ hơn so với các thuật ngữ thuần Việt vốn là các ngữ (có quan hệ cú pháp) nên kém cố định và lỏng lẻo hơn.
Nguyên nhân thứ ba góp phần lý giải sự hiện diện với mật độ cao của từ Hán - Việt trong văn bản luật pháp là yêu cầu phải đảm bảo tính co dãn bao trùm của các quy phạm pháp luật. Như Chương 1 đã chỉ ra. pháp luật cần phải điều tiết được càng nhiều mối quan hệ của lĩnh vực nó phụ trách càng tốt. Mà thực tế lại rất đa dạnơ muôn hình muôn vẻ nên nếu các quy định luật pháp quá cụ thể chi tiết sẽ không bao quát được nhiều sự kiện riêng le. Tính co dãn bao
trùm là phâm chất bắt buộc của các quy phạm pháp luật để làm giảm các kẽ hở luật pháp xuống mức thấp nhất có thể được. Một trong những phương tiện ngôn ngữ thích hợp để thực hiện yêu cầu này trên văn bản luật pháp tiếng Việt
chính là các từ ngữ Hán - Việt.
Theo Phan Ngọc (1983), vốn là kết quả của một sự phân xuất ngôn ngữ học do lý trí tiến hành, là hình ảnh của khái niệm nên từ Hán - Việt mang nghĩa trừu tượng, khái quát. Từ Hán Việt không bị bó hẹp vào chữ tạo ra nó nên có nội dung rộng hơn từ thuần Việt. Chính đặc điểm này đã được văn bản luật pháp tiếng Việt khai thác để tạo ra tính co dãn bao trùm cho các quy phạm luật pháp. Ví dụ thuật ngữ Hán - Việt "Quyền lưu cư" có tính bao trùm và nội dung rộng đã được dùng để chỉ quyền người ở thuê, ở nhờ được ở lại nhà đã thuê, đã ở nhờ sau khi hợp đồng ở thuê, ở nhờ hết hạn một thời gian nhất định với những điều kiện nhất định. Nếu dùng một cụm từ thuần Việt nghĩa rộng rãi bao trùm này sẽ mất đi do từ thuần Việt luôn là hình ảnh trực tiếp của sự vật, hiện tượng cụ thể. ở thuật ngữ Hán - Việt "liai cư" trên do ý nshĩa bị nhoè đi, chỉ còn là hình ảnh của khái niệm mà không gợi lên một cái gì cụ thể nên nó tạo ra được tính co dãn, bao trùm này.
Tư liệu của chúng tôi cho thấy các mức độ bao trùm, khái quát về nghĩa còn phụ thuộc vào cấu trúc của từ Hán - Việt. Khi cần phái đẩy sự bao trùm, co dãn lên mức cao nhất, từ Hán - Việt có kết cấu gồm cả hai âm tiết Hán - Việt (những âm tiết có khả năng sản sinh kém nhất do đó tạo cho từ Hán - Việt có tính bác học cao nhất). Ví dụ : Hạn điền, hiệu lực, hồi tố, phúc thẩm, thủ
tục t ố tụng, khởi tố, truy /ỚV.V... Mức độ này giảm dần theo trình tự với các từ
Hán - Việt có kết cấu Hán - Việt và Việt - Hán.
4. Nguyên nhân thứ tư lý giải sự hiện diện với mật độ cao của từ Hán - Việt trong văn bản luật pháp là yêu cầu tạo nên tính tranc trọns cho the loại
vận bản này. Như đã nêu ở các phần trên, luật pháp được ban bô bởi Nhà nước và mang tính bắt buộc thực hiện. Về bản chất, vãn bản luật pháp thê hiện sự giao tiếp đặc biệt giữa một bên là thể chế nhà nước với bên kia là các công dân do vậy nó phải mang tính chính thức, uy nghiêm và trang trọng, phái thể hiện được khoảng cách (distance) giữa các vai trong giao tiếp đủ để các quy định có hiệu lực bắt buộc. Do vậy, tính trang trọng là một trong những đặc tính quan
trọng, là một yêu cầu tất yếu của văn bản luật pháp.
Từ Hán- Việt, như ta đã biết, tỏ ra là một phương tiện ngôn ngữ rất hữu hiệu đáp ứng được yêu cầu này trong văn bản luật pháp tiếng Việt. Nguyễn Thiện Giáp ( 1998 : 251) đã chỉ ra:
Trong sự đối lập với những từ đồng nghĩa thuần việt, các từ Hán-Việt thường có sắc thái trang trọng. Ví dụ: phụ nữ- đàn bà; nhi đồng - trẻ con; tẩy- rủa vv....
Phan Ngọc ( 1983 : 19) cũng có những kết luận tương tự khi nghiên cứu về từ Hán - V iệ t:
Tính chất trang trọng của từ Hán - Việt đã nhắc đến ở trẽn là dặc biệt thích hợp đê
cấp cho ngôn ngữ màu sắc trang trọng. Người ta nói : lính M ỹ, nhiừig nói quàn nhản cách m ạ n g ...
Điều này góp phần quan trọng lý giải vì sao trong văn bán luật pháp tiếng Việt có mật độ sử dụng các từ Hán - Việt rất cao. Như bảng thống kê ở phần trên cho thấy trong các thuật ngữ luật pháp cơ bản nhất của Bộ luật Dân sự từ Hán - Việt chiếm tới 93% trong khi đó từ thuần Việt là 6,4%, chỉ có một trường hợp duy nhất thuật nsữ có cấu tạo khác (phiên àm thuật ngữ tiếng Pháp) là li-xăng.
Do vậy từ Hán - Việt được dùng trons văn bân luật pháp ngoài vai trò cấu tạo thuật ngữ còn có vai trò làm tăng tính trang trọng, uy nghiêm của các điều luật. Nsay trong giao tiếp hàng nsày ta cũn2 thâv khi cần tăng hiệu lực của các mệnh lệnh, người nói đã thay rất nhiều từ thuần Việt bằng các từ Hán -
Việt. Ví dụ : Đê nghị đồng chí chấp hành nghiêm chính quy định” thay vì nói
Anh phai làm thật đúng quy định”. Điều đó cho thấy, từ Hán - Việt có tác dụng giúp người nói đẩy xa khoảng cách giữa các vai trong giao tiếp, làm tăng tính trang trọng và qua đó tăng hiệu lực của phát ngôn. Điều này cũng cho phép đi đên một kêt luận khác mang tính hệ quả là từ Hán - Việt cũng góp phần làm tăng ý nghĩa tình thái “bắt buộc” của văn bản luật pháp đã được bàn tới ở trên.
Để kết luận cần phải nói thêm rằng dù có đóng góp rất to lớn vào việc tạo lập các tính chất cơ bản của văn bản luật pháp tiếng Việt là các tính chặt chẽ, bao trùm và trang trọng, từ Hán - Việt cũng không phải là phương tiện ngôn ngữ duy nhất hoàn thành các chức năng này. ở những phần sau chúng tôi sẽ phân tích thêm các phương tiện ngôn ngữ khác cũng đóng góp những phần không nhỏ vào việc tạo lập các đặc tính trên và có thể thay thế được việc sử dụng quá nhiều từ Hán - Việt trong văn bản luật pháp tiếng Việt vốn đang là một trở ngại lớn cho việc hiểu biết luật pháp đối với người dân bình thường.
Có thể nói vãn bản luật pháp là một trong số ít thể loại văn bản trong tiếng Việt khai thác tối đa các tính chất đặc biệt của vốn từ Hán - Việt vào việc tạo lập các ý nghĩa quan trọng của nó là sự chính xác, chặt chẽ, trang trọng và bao trùm. Mặc dù làm như vậy nó phải chịu một hậu quả rất bất lợi là trở thành loại văn bản rất khó hiểu, khác lạ với người đọc bình thường.
2.3.4 Một số nhận xét đối chiếu sự sử dụng hệ thuật ngữ trong văn