Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủnơ loại, tinh trạng và đúng thời điểm, địa điểm đã thoả thuận và cung cấp những

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp t (Trang 75)

- Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội;

1. Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủnơ loại, tinh trạng và đúng thời điểm, địa điểm đã thoả thuận và cung cấp những

chủnơ loại, tinh trạng và đúng thời điểm, địa điểm đã thoả thuận và cung cấp những thônơ tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.

2. T ronơ trườns hợp bên cho thuê chậm siao tài sản, thì bên thuê cỏ thê gia han ơịao tài sản hoặc huv bỏ hợp đồng và véu cáu bổi thường thiêt hai: nếu tài sản thuê khônơ đú ns chất lượns như thoà thuận, thì bên thuê có quyền yêu cầu bẽn cho thuê sửa chữa ơiảm siá thuê hoủc huv bo hợp đóng và yẻu cũu bôi thương thiệt hụi.

(Bộ luật Dân sự - chỗ gạch dưới là cùa TGĐT)

Nhận xét: Sự hàm ẩn được trợ giúp bởi các yếu tô ngữ cảnh và đồng văn bản khi biểu hiện tình thái trong văn bản luật là một trong những cách thức diễn đạt theo hướng làm đơn giản hoá cấu trúc, tránh sự rườm rà trùng lặp. Đây là cách diễn đạt thường thấy trong các cách nói bình thường. Ví dụ :

"Bây giờ tôi phân công : Tôi sẽ đi mua gạo, anh A đi mua rau, chị B mua thịt còn anh c nước mắm”. Động ngữ "sẽ đi mua" được tỉnh lược dần và bỏ hẳn

những phần sau nhưng người tiếp nhận vẫn có thể tái tạo và cảm nhận được nó trong ngôn ngữ tự nhiên. Việc áp dụng biện pháp tỉnh lược trong văn bản luật tiếng Việt cho ta thấy trong cách diễn đạt tình thái còn có nét chung gần gũi với ngôn ngữ đời thường và đây cũng chính là bằng chứng cho thấy trong ngôn ngữ văn bản luật tiếng Việt còn có chỗ chưa được định hình rõ nét, chưa được khu biệt rõ rệt với ngôn ngữ đời thường . Nếu xét trên tiêu chí chặt chẽ (certainty) và minh xác (clarity) thì cách diễn đạt nàv phần nào chưa đáp ứng được đầy đủ, do nó có thể gây ra các cách hiểu khác làm điều luật ít tính chặt chẽ và minh xác hơn so với cách diễn đạt hiển ngôn.

Như vậy trong văn bản luật, tình thái đạo nshĩa là phương tiện ngôn ngữ chính được sử dụng để tạo lập các quyền và nghĩa vụ, qua các nét nghĩa "bắt buộc", "cho phép" và "cấm đoán". Phương tiện biểu hiện chú yếu trên văn ban là vị từ tình thái, tổ hợp tình thái tính và hàm ẩn với sự trợ giúp của ngữ cảnh và yếu tố đồng văn bản. Ngoài ra còn phương tiện ngôn ngữ khác tham gia vào việc diễn đạt loại tình thái này, giúp cho việc tạo lập quyền và nghĩa vụ nhưng vì chúng không xuất hiện phổ biến hoặc không phái phương tiện điển hình nên chúng tôi tạm chưa xét đến ở đây.

2.2.3. M ột số nhận xét so sánh đối chiếu phương tiện biểu hiên tình thái trong văn bản luật pháp tiếng Việt vói tiếng Anh

Trong văn bản luật tiếng Anh, như Maley (1994:20) đã chi ra, quyên và nghĩa vụ cũng chủ yếu được tạo lập bởi các vị từ tinh thái (modal). Các điều khoản quy định nshĩa vụ là các điều khoản mang tính bắt buộc, cấm đoán

đựợc diễn đạt trên văn bản bằng các vị từ hình thái "must" và "shall". Các điều khoản quy định quyền với nghĩa "cho phép, có thể làm" được diễn đạt bằng "may”. Như vậy, ta thấy trong tiếng Anh, văn bản luật pháp cũng sử dụng các vị từ tình thái để tạo lập quyền và nghĩa vụ như trong tiếng Việt (xem các ví dụ đã trình bày ở phần 3.1.1, Chương 1).

Tuy nhiên, trong các văn bản luật pháp tiếng Anh hầu như không có cách tạo quyền và nghĩa vụ qua hàm ẩn tinh thái hoặc tỉnh lược vị từ tình thái như ở tiếng Việt. Các vị từ tình thái "shall", "must" và "may" luôn xuất hiện trong các điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ (Maley - 1994).

Điều này cũng được thể hiện trong các bản dịch tiếng Anh của các bộ luật Việt Nam. Do áp lực của tiếng Anh, những trường hợp tình thái hàm ẩn và tỉnh lược trong các văn bản tiếng Việt đều được diễn đạt lại bằng các vị từ tình thái trong các bản dịch sang tiếng Anh. Ví dụ điều 83 Bộ luật Dân sự (đã trích dẫn ở trên) hàm ẩn vị từ tình thái "phải" và Điều 73 Bộ luật Dân sự (xem trích dẫn ở trên) tỉnh lược vị từ tình thái này nhưng trong cá ba bán dịch sang tiếng Anh "shall" đều được thêm vào trước động ngữ để làm hiển minh nshĩa tình thái "bắt buộc".

Trong văn bản luật pháp tiếng Anh cũng có trường hợp hàm ẩn tình thái nhưng nó chỉ xảy ra ở một loại điểu khoản là điều khoản xác định tội danh (Maley 1994). Ví dụ :

(1) A person, whatever his nationality, who, in the United Kingdom or elsewhere,

(a) detains any other person (the hostage), and

(b) In order to compela State, international governmental

organisation or person to do or abstain from doing any act, threatens to kill, injure or continue to detain the hostage, commits and offence.

(Taking of Hostages ACT 1982. United Kingdom)

ở các điều khoản xác định tội danh như trên, động từ "commit" (phạm tội) ở thời hiện tại không chỉ thị (present, non-deictic tense). Thời này trong tiếnơ Anh manơ ý nghĩa "diễn đạt mỏt thực tế, một chân lý (state a fact, a truth) hav được dùns trone các phát ngôn trần th u ậ t đẻ mô tã và xác đinh m ô t

thực tế, một sự thật "luôn và sẽ mãi như vậy". Nói cách khác, ý nghĩa tình thái (ở đây là tình thái Nhận thức theo phân loại của Palmer 1990) được ngữ pháp hoá (grammaticalize) bằng phạm trù thời trong tiếng Anh. Đây thực chất không phải là hiện tượng tỉnh lược vị từ tình thái như trường hợp đã phân tích ở trến trong tiếng Việt.

Như vậy, qua so sánh đối chiếu với cách diễn đạt quyền và nghĩa vụ ở vãn bản luật tiếng Anh như trên (hoàn toàn theo lối hiển ngôn), có thể thấy đây là một nét khác biệt lớn giữa ngôn ngữ văn bản luật pháp giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Đây cũng có thể coi là một bằng chứng cho thấy ngôn ngữ văn bản luật pháp tiếng Anh đã được định hình rõ nét hơn, khu biệt lớn hơn với ngôn ngữ đời thường so với ngồn ngữ văn bản luật pháp tiếng Việt.

n. PHƯƠNG DIỆN CHỨC NĂNG QUAN NIỆM TRONG VÃN BẢNLUẬT PHÁP TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp t (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)