Hình thức văn bản phản ánh tính chất “chính thức”, tính chất thể chế kỷ

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp t (Trang 32)

cương nghiêm trang, trang trọng.

- Sự thống nhất về hình thức các loại văn bản, mỗi loại văn bản có một cấu tạo gồm các bộ phận nhất định với một trật tự sắp xếp nhất định, theo mầu nhất định để đảm bảo tính chất xác thực của các loại văn bản này.

Trong các nghiên cứu về văn bản luật pháp tiếng Việt còn có thể kể đến các tài liệu viết về soạn thảo văn bản quản lý nhà nước (Nguyễn Văn Thâm 1992, Vương Đinh Quyền, Nguyễn Văn Hàm 1997, Trần Anh Nhân, Nguyễn Anh Thư 1993, Nguyễn Đăng Dung và Hoàng Trọng Phiến 1997, V..V..). Đáng chú ý là phần nghiên cứu về các vãn bản luật pháp thuộc loại “văn bản qụản lý nhà nước” của Vương Đình Quyền và Nguyễn Văn Hàm (1997), Nguyễn Đăng Dung và Hoàng Trọng Phiến (1997). Các tác giả này đã hệ thống được các loại văn bản luật pháp dưới tên gọi “văn bản quản lý nhà nước” gồm Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, Chương trình, Kế hoạch, Báo cáo, Thông báo v.v và chỉ ra những đặc điểm quan trọng của loại văn bản này. Tuy nhiên các công trình kể trên không tập trung vào việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản luật pháp mà chủ yếu tập truns vào phân loại văn bản và mô tả thể thức và cấu trúc văn bản, đề ra các yêu cầu và quv trình của việc soạn thảo các văn bản luật pháp tiếng Việt. Đây cũns là nhữnơ tài liệu quan trọng khi nghiên cứu về đặc điểm của văn bản luật pháp tiếng Việt, đặc biệt là khi cẩn xem xét các ngữ cành tình huống và các mục đích 2iao tiếp của thể loại văn bản này trong tiếng Việt.

1.3.2 Ngữ cảnh và mục đích giao tiếp của văn bản luật pháp:

Muốn xác định mục đích giao tiếp của văn bản luật pháp trước hết phải

xác định được ngữ cảnh của các văn bản này. Bhatia (1994) cho rằng chức năng chung nhất của thể loại văn bản này là chỉ dẫn, đặt ra nghĩa vụ, ban phát quyền hành và các hình phạt.

Đào Trí Úc (1997) cũng chỉ ra các chức năng chính, chung nhất của luậi pháp là 1) Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng các chủ thể tham

gia các quan hệ đó phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo ý chí và lợi ích

của giai cấp thống trị. 2) Chức năng bảo vệ: răn đe, ngăn chặn và xử lý mọi khả năng vi phạm hoặc hành vi vi phạm tới các quan hệ đã xác lập và duy trì

trong xã hội. 3) Chức năng giáo dục : pháp luật được ban bố tác động vào ý thức con người, giáo dục công dân tôn trọng quy tắc và trật tự xã hội.

Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), pháp luật được thể hiện qua hình thức bên trong và bên ngoài. Hình thức bên trong của pháp luật là các quy phạm pháp luật, gồm những quy tắc xử sự nhất định mà chủ thể phải tuân theo trong trường hợp quy định và được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Quy phạm pháp luật gồm ba bộ phận cấu thành có quan hệ chặt chẽ với nhau là giả định, quy định và chế tài.

- Giả định: Là phần nêu ra những tinh tiết hay điều kiện được dự kiến nếu xảy ra trong đời sống thì sẽ sử dụng quy phạm.

- Quy định: là phần nêu rõ cách xử sự phái t h e o khi gặp trường hợp nêu ở phần giả định, nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thế. Đây là bộ phận cơ bản của quy phạm pháp luật. Có 3 loại quy định là quy định mệnh lệnh nêu những điểu cấm, không được làm hoặc bắt buộc phải làm, quv định tuv nghi nêu lên một số cách xử sự để chọn lựa hoặc thoá thuận: quv định siao quyên

quy đinh Nhà nước giao cho ai có quyền hạn được xử lý hoặc được hưởng

quyền lợi. Các kiểu quy định này còn làm nên nội dung và tên gọi của các qu\

phạm là quy phạm cấm đoán, quy phạm bắt buộc, quy định tùy nghi và quy định giao quyền.

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp t (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)