Khái quát về tình huống diễn ngôn của văn bảnluật pháptiếngViệt Để có được cơ sở cho việc phân tích diễn ngôn cũng như cung cấp các đặc

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp t (Trang 48)

- Chế tài: là bộ phận nêu lên những biện pháp tác động của Nhà nước ước

1987, 1994, Maley 1994, Gibbons 1994) nhận thấy các điều khoản này đều có hai đặc điểm quan trọng Thứ nhất là mệnh đề chính của câu diễn đạt điều

1.4 Khái quát về tình huống diễn ngôn của văn bảnluật pháptiếngViệt Để có được cơ sở cho việc phân tích diễn ngôn cũng như cung cấp các đặc

Để có được cơ sở cho việc phân tích diễn ngôn cũng như cung cấp các đặc điểm của tình huống diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt ở các phần sau,

trong phần này chúng tôi sẽ trình bày những nét cơ bản nhất về pháp luật Việt

Nam và các đặc điểm cơ bản của ngữ cảnh cho thể loại văn bản luật pháp tiếng Việt

1.4.1. Sơ lược về tình hình làm luật ở Việt Nam

Để có một cái nhìn toàn cảnh về văn bản luật và thấy rõ hơn vị trí của việc phân tích văn bản luật hiện nay, dưới đây chúng tôi sẽ điểm sơ qua về tinh

hình làm luật ở nước ta từ trước đến nay.

1.4.1.1 Pháp luật Việt Nam trước khi có Nhà nước dân chủ nhân dân (1945)

Bộ luật thành văn sớm nhất của nước ta là "Hình thư" của Triều Lý được

ban hành năm 1042 bởi vua Lý Thái Tông (theo Đại Việt sử lý toàn thư, dẫn

theo Viện Sử học Việt Nam-1991). Đến thời Trần, văn bản pháp luật được tập hợp lại thành bộ luật "Quốc triều thông chế" gồm 20 quyển được ban hành năm 1230. Tất cả các bộ luật trên đều đã thất truyền. Thời Lê có bộ "Quốc triều Hình luật" (còn được gọi là "Luật Hồng Đức") được ban hành từ năm 1440 tới 1786 gồm 6 quyển, 722 điều khoản và là bộ luật thành văn sớm

nhất còn được lưu giữ đến ngày nay (Viện sử học Việt Nam-1991). Triều

Nguyễn có "Hoàng Việt luật lệ" (còn được gọi là Luật Gia Long). Các bộ luật và văn bản luật này chủ yếu được viết bằng chữ Hán, cá biệt có văn bản bằng

chữ Nôm .

Trong thời kỳ thuộc Pháp, các bộ luật được áp dụng là: - Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ 1883.

- Bộ Dân luật Trung Kỳ 1936.

(Vương Đình Quyển và Nguyễn Văn Hàm 1997)

1.4.1.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam từ 1945 đến nay

Ngay sau khi dành được độc lập 8 - 1945, Ưỷ ban dự thảo hiến pháp được thành lập và dự thảo Hiến pháp được thông qua tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I ngày 8-11-1946, đặt nền móng cho sự ra đời của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện đại.

Tiếp theo, do sự biến đổi đặc thù của tình hình đất nước, ở mỗi thời kỳ phát triển, nước ta lại xây dựng một Hiến pháp thích hợp. Đó là các Hiến pháp 1959 cho thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cuộc

cách mạng dân chủ ở miền Nam. Hiến pháp 1980 cho thời kỳ xây dựns chủ

nghĩa xã hội của cả nước sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chú và thống nhất đất nước. Cũng như Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 chứa đựng

nhiều quy định của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và những n h ậ n thức cũ

về chủ nghĩa xã hội (Nguyễn Đăng Dung và Neô Đức Tuấn 1995). Hiến pháp hiện nay (được gọi là Hiến pháp 1992) là Hiến pháp của thời kỳ tiến hành công cuộc đổi mới đất nước trong tình hình thế giới đang có những biến động phức tạp. Hiến pháp 1992 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất làm nền móng cho nhiều bộ luật hiện hành ở nước ta. Sự ra đời của Hiến pháp 1992 tạo ra các cơ sở pháp lý quan trọng đế chuvển hẳn hệ thống pháp luật cũ vốn là sản phấm

của cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang hệ thốnơ pháp luật mới

"vừa là cơ sở vữa là sản phẩm của một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chú nghĩa " (Nguvẻn Đãne Duniz và cộng tác

1.4.2 Bản chất, cơ cấu và đặc điểm của hệ thông luật pháp Việt Nam. 1.42.1. Bản chất của hệ thống luật pháp

Các tác giả viết về luật pháp Việt Nam (Đào Trí ú c 1997, Nguyễn Xuân Linh 1998 v.v...) xếp hệ thống luật pháp nước ta vào hệ thống luật pháp xã hội

chủ nghĩa. Hệ thống luật pháp xã hội chủ nghĩa được coi là một trong năm hệ

thống pháp luật hiện nay trên thế giới gồm hộ thống pháp luật Anh - Mỹ (thông luật - Common Law), hệ thống Pháp - La Tinh (lục địa - continent), hệ thống pháp luật các nước hổi giáo, hệ thống pháp luật Ấn độ và hệ thống xã

hội chủ nghĩa.

Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa không coi luật tục, án lệ là nguồn của pháp luật. Pháp luật được pháp điển hoá thành các bộ luật, được chia thành

các ngành luật như Hình sự, Dân sự, Hiến pháp v.v... Hệ thống này có tiếp thu những hạt nhân hợp lý của các hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và Pháp - La

Tinh.

' Về cấu trúc nó gần với hệ thống Pháp - La tinh hơn. Pháp luật xã hội

chủ nshĩa được xây dựng trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân. Nó có phạm vi điểu chỉnh rộng, quy định tổ chức quyền lực Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công dân, điều chỉnh các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội như quản lý lao động, kinh tế v.v... Pháp luật xã hội chủ nshĩa có quan hệ chặt chẽ với đường lối, chính sách của Đảns; cộng sản, là phương tiện chuyển tải đường lối chính sách của Đảns (theo Nguyễn Đăng Duns và các cộng tác viên 1995).

Trước đây, pháp luật ở nước ta còn chứa đựng nhiều quy phạm chủ quan,

duy ý chí chủ yếu chỉ dựa trên cơ sở chế độ côns hữu. Hiện nay với sự nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội và quá trình quá độ tiến lên chủ nshĩa xã hội ở

nước ta, pháp luật xã hội chủ nshla đã kháng định đờng lối phát triển kinh tế

nước, trong đó sở hữu toàn dân và tập thể là nền tảng và sớ hữu tư nhân được coi là còn tồn tại lâu dài trong cả thời kỳ quá độ.

Gần gũi hơn về cấu trúc với hệ thống Pháp - La tinh, hệ thống pháp luật Việt Nam có điểm khác biệt rất cơ bản với hệ thống pháp luật Anh - Mỹ. Hệ thống pháp luật Việt Nam coi các văn bản luật là nguồn chính. Pháp luật được pháp điển hoá thành các bộ luật, được chia thành các ngành luật như Hiến pháp, Hình sự, Dân sự v.v... Đối với hệ thống pháp luật Anh - Mỹ án lệ là nguồn pháp luật quan trọng, các quy tắc được các án lệ tạo ra từ nhiều thời kỳ khác nhau (gọi là thông pháp - common law) là nòng cốt cho hệ thống pháp luật. Các thẩm phán được coi là những nhà lập pháp vì các quyết định khi xét xử đã tạo ra nguồn của pháp luật. Hiện nay bên cạnh nguồn pháp luật chính là án lệ, các đạo luật do Quốc hội ban hành (statutory law) cũng đang trở thành nguồn pháp luật quan trọng ở các nước này (Maley 1994).

1.4.2.2 Cơ cấuđặc điểm hệ thống pháp luật Việt Nam

Hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam được Gấu thành bới một văn bản Hiến pháp, 50 đạo luật và bộ luật và khoảng hơn 1000 văn bản dưới luật gồm pháp lệnh của Ưỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ và các cơ quan ngang bộ. Hệ thống này được phân chia thành 11 ngành luật là Luật Hiến pháp, Luật hành chính, Luật Dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật Hỉnh sự, Luật T ố tụng hình sự, Luật tài chính, Luật Đất đai, Luật kinh tế, Luật lao động, Luật hôn nhản và gia đình.

Về đặc điểm của hệ thống pháp luật của Việt Nam, Nguyễn Đăng Dung và các cộng tác viên (1995: 135) nhận xét:

Có th ể nhận xét một cách tổng quát rằng, hệ thống pháp luật hiện hành mới chi lả

bắt dầu hệ thong luật pháp của cơ ch ế thị trường và là sự bĩu LỈŨII cua công việc xáx dipig một Nhà nước plìáp quyền trong một xã hội cóng dán.

Đào Trí Úc (1997) đã đánh giá các đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam qua 4 tiêu chí: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp của hệ thống pháp luật và trình độ kỹ thuật pháp lý. v ề tính toàn diện của hệ thống pháp lu ậ t, Đào Trí ú c (1997 : 395) chỉ rõ:

Hệ thống pháp luật của chúng ta rơi vào tình trạng chắp vá, phát triển lệch, tức là nhiều ngành luật quan trọng như luật dán sự, luật lao động, đ ã có thời kỳ ở trình độ thấp, lạc hậu, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh t ế thiếu các đạo luật tương íùĩg, không được điểu chỉnh hay điêu chình vay mượn từ các ngành luật khác, nên pháp luật kém hiệu lực, không phát huy được vai trò từ trong đời sống x ã hội.

Về tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tác giả Đào Trí ứ c chỉ ra là các ngành luật đôi khi còn chồng chéo, lấn sân và mâu thuẫn nhau, và nguyên nhân của nó là sự nhầm lẫn trong việc xác định các đối tượng điều chỉnh của các ngành luật. Kết quả là hiệu quả của sự điều chỉnh pháp luật bị kém đi nhiều.

Đặc điểm quan trọng khác của hệ thống luật pháp - theo Đào Trí ú c (1997)- là tính phù hợp của hệ thống pháp luật với điều kiện cụ thể của xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Do vậy trình độ của hệ thống luật pháp không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển của kinh tế - xã hội. Nếu xây dựng pháp luật một cách duy ý chí, vay mượn sao chép từ các hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn sẽ tạo ra hộ thống ảo, không có tác dụng điểu chỉnh xã hội. Khi xâv dựng luật do sai lầm chủ quan có thể tạo ra các quv phạm không phù hợp, hoặc bị lạc hậu với các quan hệ xã hội mới làm mất tác dụns của luật pháp. Điều nàv đã xảy ra với một số bộ luật của hệ thốns luật pháp nước ta.

v ề trình độ kỹ thuật pháp lý, Đào Trí ú c (1997) cũng nhận thấy chúng ta cần phải học tập, tiếp thu những tri thức và ldnh nghiệm lập pháp cúa các nước như công nghệ, phương pháp, phương tiện, nguyên tắc để vận dụng vào việc xây dựng hệ thống pháp luật nước nhà tốt hơn.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỪ VựNG- NGỮ PHÁP CỦAVĂN BẢN LUẬT PHÁP TIÊNG VIỆT

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp t (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)