Hệ thuật ngữ luật pháp và từ Hán-Việt trong vãn bảnluật pháp tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp t (Trang 79)

- Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội;

n. PHƯƠNG DIỆN CHỨC NĂNG QUAN NIỆM TRONG VÃN BẢN LUẬT PHÁP TIẾNG VIỆT

2.3. Hệ thuật ngữ luật pháp và từ Hán-Việt trong vãn bảnluật pháp tiếng Việt.

2.3. Hệ thuật ngữ luật pháp và từ Hán - Việt trong vãn bản luậtpháp tiếng Việt. pháp tiếng Việt.

2.3.1. Giới thiệu

Hệ thuật ngữ luật pháp và từ Hán - Việt là các phương tiện ngôn ngữ rất

quan trọng góp phần tạo lập các đặc tính cơ bản của văn bản luật pháp tiếng Việt là tính chặt chẽ, minh xác, trang trọng và bao trùm. Trước khi đi vào

khảo sát các đóng góp to lớn của hệ thuật ngữ và từ Hán - Việt cho văn bản luật pháp, ta hãy xem xét các đặc điểm chính của chúng.

2.3.1.ỉ Hệ thuật ngữ

Thuật ngữ được hiểu là từ và cụm từ cố định dùng để biểu thị các khái niệm và các đối tượng xác định của một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn nhất định (Nguyễn Thiện Giáp 1998, Đỗ Hữu Châu 1981, Hoàng Văn Hành 1983, Hatim và Mason 1990). Các thuật ngữ của một ngành khoa học tập hợp lại làm thành hệ thuật ngữ của ngành khoa học đó như : hệ thuật ngữ sinh học, hệ thuật ngữ luật pháp v.v...

Về bản chất của hệ thuật ngữ các ý kiến sau đây của các nhà nghiên cứu là rất đáng lưu ý: "Hệ thuật ngữ là một đặc điểm của khoa học, kỹ thuật, chính

trị, tức là của nhữỉig lĩnh vực hoạt động xã hội đã dược tò chức mọt cách trí tuệ (dù cho đối tượng là tự nhiên đi nữa)". (Reformatski, trong Nguyễn Thiện Giáp 1998: 271). Hatim và Mason (1990:237) mở rộng khái niệm hê thuât ngữ hơn nữa: "Các thuật ngữ là sự phản ánh trực tiếp của một biệt vực văn hoá

(vehicles of a culture). "Văn hoá" ở đây được hiểu là một lĩnh vực hoạt động xã hội của con người theo cách hiểu của Wardhaugh (1986 : 215) và cũng tương tự như quan niệm “lĩnh vực hoạt động xã hội” trên đây của Reformaski. Nét đặc biệt của thuật ngữ so với từ thông thường là nó có sự trùng hợp giữa ý nghĩa biểu vật với sự vật, hiện tượng, đối tượng của khoa học và trùng hợp giữa ý nghĩa biểu niệm với khái niệm về các sự vật, hiện tượng đó (Đỗ Hữu Châu

1981:223).

Thuật ngữ có các đặc điểm cơ bản như sau :

a. Tính chính xác : Thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng với sự vật, hiện tượng có thực. Khái niệm được biểu hiện trong thuật ngữ là các khái niệm

chính xác của một ngành khoa học. Thuật ngữ chỉ như một biển hiệu cho một đối tượng nào đó cùng với khái niệm về nó và tạo ra nội dung của thuật ngừ. Chính vì vậy nội dung của thuật ngữ thuộc lĩnh vực thuần tuý trí tuệ và không bị thay đổi như ý nghĩa từ vựng của các từ thông thường. Nội dung thuật ngữ có tính cố định trong các ngữ cảnh khác nhau.

Đỗ Hữu Châu (đã dẫn) đã chỉ ra do tính chính xác này nên thuật ngừ không mang ý nghĩa biểu thái, nó không phải là từ đa nghĩa và không có hiện tượng đổng nghĩa, v ề mặt hình thức, tính chính xác này cũng quy định các hình vị tạo nên thuật ngữ phù hợp tối đa với khái niệm được biểu hiện, không gây hiểu lầm, nó thường sử dụng các kiểu cấu tạo phù hợp với tính trí tuệ của thuật ngữ (như kiểu ghép hợp nghĩa phi cá thể, kiểu ghép phân nghĩa và biệt lập, không có các kiểu ghép láy, ghép phân nghĩa sắc thái hoá). Thuật ngữ có hình thức ngắn gọn, chặt chẽ, chấp nhận cả những hình thức vay mượn, ngoại lai khác lạ với nsôn nsữ bình thường.

b. Tính hệ thống : Theo Nguyễn Thiện Giáp (1998 : 272) thuật ngữ bị quy định bởi trường từ vựng và trường khái niệm nhưng trường khái niệm có tính tất yếu hơn, do mỗi ngành khoa học có một hệ thống các khái niệm hữu hạn và chặt chẽ được thể hiện bằng các thuật ngữ. Mỗi thuật ngữ chỉ mang nội dung ý nghĩa của nó khi nằm trong hệ thống này, nó theo một hệ thống dọc về ngữ nghĩa và không đứng biệt lập ngoài một hệ thống nào đó.

Tính hệ thống của nội dung kéo theo tính hệ thống về hình thức của các thuật ngữ. Các thuật ngữ cùng một hệ thống có thể có các cách cấu tạo vể hình thức tương tự và có quy luật (ví dụ : âm vị, àm tố, âm tiết, âm đoạn v.v... trong ngôn ngữ học).

c. Tính quốc tế : VI thuật ngữ hiểu hiện những khái niệm của các ngành khoa học vốn là sản phẩm chung của toàn thể nhân loại nên nó có tính quốc tế về ngữ nghĩa và về hình thức, v ề hình thức tính quốc tế biểu hiện ở mặt ngữ âm và các hình vị cấu tạo nên thuật ngữ. Thường các thuật ngữ có tính thống nhất về hình thức trong phạm vi các khu vực văn hoá như các ngôn ngữ Ấn - Âu các thuật ngữ thường bắt nguồn từ tiếng La-tinh và Hy-Lạp, tiếng Việt và nhiều tiếng vùng Đông Á có hệ thuật ngữ được xây dựng chủ yếu trên cơ sở các yếu tố gốc Hán vì mối quan hệ lâu đời với Trung Quốc ở trong vùng (Nguyễn Thiện Giáp, 1998: 275). Ngoài ra tính quốc tế của thuật ngữ còn thể hiện ở cách cấu tạo sao chép hoặc trực dịch thuật ngữ nước ngoài.

2. 3. 1. 2. Từ H á n - V i ệ t

Từ Hán - Việt theo ý kiến chung của các nhà nghiên cứu là cách gọi tát của tất cả các từ Việt gốc Hán đọc theo âm Hán - Việt (Nguyễn Tài cán 1975a, 1979; Phan Ngọc 1983; Đỗ Hữu Châu 1981, Nguyễn Thiện Giáp 1998). Từ Hán - Việt khác với các từ vav mượn khác, có vị trí khá đặc biệt và

có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu nguồn gốc ngữ nghĩa, phong cách học... trong tiếng Việt.

Tiêu chí để phân biệt từ Hán - Việt với từ thuần Việt là dựa trên khả năng hoạt động độc lập hay không độc lập của các âm tiết cấu tạo nên từ. Âm tiết Hán - Việt là âm tiết không hoạt động tự do, có kết hợp không đơn nhất (xuất hiện trong nhiều trường hợp). Những từ ngữ được coi là từ ngữ Hán - Việt phải có trong thành phần của nó âm tiết Hán - Việt. Ví dụ từ "nhân dân"

là từ Hán - Việt vì trong thành phần của nó có âm tiết "nhân” không thế hoạt động một mình trong câu với tư cách một đơn vị độc lập (không thể nói "nhà tôi có bốn nhân" mà phải nói "nhà tôi có bốn người").

Theo Phan Ngọc (1983) từ Hán - Việt có một số đặc điểm riêng so với từ thuần Việt và đó cũng là lý do từ Hán - Việt có một vị trí khá quan trọng trong từ vựng tiếng Việt. Các đặc điểm quan trọng nhất là như sau :

a. Có nghĩa trìãi tượng, khái q u á t:

So với từ thuần Việt có nghĩa tương ứng, từ Hán - Việt có nghĩa trừu tượng hơn. Nguyên do vì các âm tiết Hán Việt không gợi lên được hình ánh trực tiếp của vật quy chiếu. So sánh giữa "cỏ" và "thảo", ta thấy "cỏ" gợi lên một vật cụ thể, là hình ảnh trực tiếp của sự vặt còn "tháo" có được nghĩa của nó không phải do việc quy chiếu với sự vật bên ngoài mà là do người Việt rút ra từ việc đối lập về nghĩa của hàng loạt các từ được "thảo" cấu tạo nên như “thảo mộc”, “cam thảo”, “thảo lư” v.v... đó là "kết quả của một sự phân xuất ngôn ngữ học do lý trí tiến hành" (Phan Ngọc 1983: 149). Thêm nữa, từ Hán - Việt do không phản ánh một hình ảnh cụ thể nên có nội dung rộng hơn, không bị bó hẹp vào chữ tạo ra nó. Chính vì vậy "thảo" chỉ gợi cho người Việt hình ảnh khônơ rõ nét, trừu tượng. Điều này cho thấy từ Hán - Việt rất thích hợp để

tạo nên những khái niệm trừu tượng khái quát do chúng là hình ảnh của khái niệm, sản phẩm của tư duy.

b. Tính bác học :

Từ Hán - Việt vốn là những từ vay mượn từ tiếng Hán, một ngôn ngữ bác học trong một thời gian dài ở Việt Nam (gần hai ngàn năm), do vậy các âm tiết cấu tạo nên từ Hán - Việt gợi lên một ngôn ngữ bác học. Đó khôn2

phải là ngôn ngữ bình dân dễ hiểu với quảng đại quần chúng mà chỉ là ngôn ngữ cho những người có học vấn trước đây.

Một chi tiết mang tính kỹ thuật cần chú ý ở đây là mức độ bác học phụ thuộc vào cấu trúc của từ Hán - Việt. Có 4 mức độ khác nhau như sau :

1) Từ gốc Hán - Việt có kết hợp gồm hai âm tiết gốc Hán nhưng đã Việt hoá do có khả năng hoạt động tự do (như : chúc thọ, tài đức, tin tức...) thì được người Việt coi là dễ hiểu, thuần Việt.

2) Từ gốc Hán - Việt có kết hợp gồm một âm tiết gốc Hán đã Việt hoá và một âm tiết gốc Hán không Việt hoá (không hoạt động tự do) vẫn được coi là dễ hiểu ít tính bác học (như: công lao, tin tức, dân chúng).

3) Từ Hán - Việt có cấu trúc ngược lại với cấu trúc ở mục 2/ thì có màu sắc bác học, khó hiểu hơn do yếu tố đầu ít quen thuộc đối với người Việt đã gây cản trở quá trình cảm nhận nghĩa (như: tiền sử, tư tưởng, quân chủ...).

4) Từ Hán - Việt có cấu trúc gồm cá hai âm tiết đêu là Hán - Việt (không hoạt động tự do) thì mang tính bác học cao nhất (như: ba đào, phạm trù, sỏ hữu...).

c. Tính trang trọng:

Vốn là những từ được cấu tạo bởi những âm tiết có nguồn gốc từ tiếng Hán, một ngôn ngữ rất được coi t r ọ n ơ ở nước ta trước đây nên từ Hán - Việt

hay được dùng trong những trường hợp giao tiếp mang tính nghi lễ, trịnh trọng. Ngoài ra, có một nguyên nhân mang tĩnh ngôn ngữ học hơn là tính đa hướng của từ Hán - Việt. Từ Hán - Việt kết hợp của các âm tiết Hán - Việt

nghĩa thường bị nhoè đi trong óc người nghe và những âm hưởng của nó lại rung lên. Nó gợi lên cả một loạt từ (như "thảo" với "thảo lư", "thảo dã", "thảo mộc"...). Khác với từ thuần Việt chỉ tổn tại cô lập trong ngôn ngữ. Tính đa hưởng này có thể là nguyên nhân cho việc từ Hán - Việt đọc nghe vang và sáo hơn từ thuần Việt, một phần nguyên nhân của tính trang trọng nói trên.

2.3.2. Hệ thuật ngữ luật pháp - phương tiện ngôn ngữ góp phần lớn n

tạo ra tính m inh xác và chặt chẽ cho văn bản luật pháp.

Như đã nêu ở Chương 1, sơ đồ về mối quan hệ giữa ngữ cảnh và vãn bản cho thấy Trường của diễn ngôn (the field of discourse) được hiện thực hoá qua chức năng Quan niệm (ideational function) của ngữ nghĩa. Trường của diễn ngôn là những gì về con người tương tác với thế giới thực tại, được đặc định bởi hai hướng là những gì người ta đang làm và những gì họ đang tác động tới. Tất cả những cái đó được biểu hiện bằng chức năng Quan niệm (ideational function) của ngữ nghĩa gồm kinh nghiệm và lôgíc, và trên văn bản nó được biểu hiện bằng các tham thể (participant), quá trinh (process) và chư cánh (circumstances).

Nói một cách ngắn gọn hơn trường của diễn ngôn là "nói về cái gì" và nó được hiện thực hoá bằng Quan niệm (kinh nghiệm và lôgíc), trên văn bản nó được thể hiện qua sự chọn lựa từ vựng theo một trật tự ưu tiên nào đó. Sự ưu

tiên chọn lựa này do thể loại vãn bản quy định. Từ vựng là phương tiện thích hợp nhất để diễn đạt chức năng Quan niệm này của ngữ nghĩa vì chúng tạo nên khái niệm, tạo nên phần ơọi là nghĩa kinh nghiệm (experiencial meanings) cho văn bản.

Xét về mặt chức năng, văn bản luật pháp diễn đạt các quy phạm pháp luật để điều tiết một lĩnh vực nào đó của xã hội. Lĩnh vực điều tiết đó phải được định rõ qua văn bản bằng khái niệm đặc trưng (qua các khía cạnh bản như người tham gia, các quá trinh và chu cảnh) và hệ thuật ngữ luật pháp là phương tiện từ vựng thích hợp nhất để tạo ra một cách chính xác các yếu tô nói trên của lĩnh vực được điều tiết (như ý kiến của Hatim và Mason về "biệt vực văn hoá" đã nêu ở trên).

Tư liệu từ các bộ luật (Dân sự, Hình sự, Thương mại v.v...) cho thấy ở các bộ luật này có mật độ thuật ngữ rất cao so với các văn bản thuộc cấc lĩnh vực chuyên môn khác. Dưới đây là ví dụ từ các thống kê lượt xuất hiện của thuật ngữ trong văn bản Bộ luật Dân sự (chọn 10 trang bất kỳ trong tổng số 312 trang, bản in của NXB Chính trị Quốc gia 1996), (tính lượt dùng thuật ngữ trong 1 tran g ):

Trang 2 1 46 102 148 192 207 259 270 301 309

Số lượt

thuật ngữ 41 53 39 50 45 46 36 56 47 43

Bảng 6 : Trung binh lượt dùng thuật ngữ theo trang

Trung bình có 45,6 lượt thuật ngữ ưong một trang (khoảng ± 300 từ/ ưang). Như vậy tỷ lệ xuất hiện của lượt thuật ngữ là 15,2% trong tổng số từ được sử dụng.

Thuật ngữ được dùng trong văn bản luật pháp gồm hai loại chính : 1) Các thuật ngữ của ngành luật. Ví dụ :

Điều khoản, quy phạm pháp luật, ch ế tài hành chính, chẽ tài kỷ luật, c h ế tài dân sự, c h ế tài c ố định, thời hiệu, khởi kiện, khỏi tố, đương sự, bị can, bị cáo, tố tụng, truy cím trách nhiệm hình sự, giám định, xét xử, bào lãnh, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, năng lực hành vi dân sự, pháp nhân v.v...

2) Các thuật ngữ của ngành, phạm vi mà bộ luật hoặc phần của bộ luật điều chỉnh. Ví dụ:

Phần quy định về hợp đổng dân sự của Bộ luật Dân sự có một sô thuật ngữ như sau :

Giao kết hợp đồng dân sự, giao kết hợp đồng miệng, hợp đồng đơn vụ, hợp đồng dân sự, hợp đồng song vụ, hợp đồng phụ, hợp đồng thuê mua, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng mua bán nhà âv.v...

Hai loại thuật ngữ này do có tính chính xác và tính hệ thống đã góp phần rất lớn tạo cho văn bản luật pháp tính chính xác và chặt chẽ.

Do chỉ có một nội dung xác định không thay đổi theo ngữ cảnh sử dụng nên thuật ngữ là phương tiện lý tưởng để tạo lập tính chính xác cho văn bản luật pháp. Luật pháp đòi hỏi phải được hiểu, áp dụng ờ mọi nơi, mọi lúc như nhau. Sự có mặt của một số lớn thuật ngữ trong văn bản luật pháp là để đảm bảo tính nhất quán và chính xác đó. Nội dung ý nghĩa cố định, bất di bất dịch của hệ thuật ngữ luật pháp làm văn bản luật có được sự nghiêm ngặt, bất biến một tính chất không thể thiếu của các quy định, luật lệ.

Các thuật ngữ chuyên môn của lĩnh vực được điều tiết bởi bộ luật có vai trò chính yếu là hiện thực hoá trường ngữ nghĩa. Một hệ thống các thuật ngữ gồm : thuật ngữ trung tâm (trên cấp) và các thuật ngữ dưới cấp (như các thuật ngữ về các loại hợp đồng dân sự làm thành một trường ngữ nghĩa trong đó "hợp đồng dùn sự" là trung tâm và các thuật n£Ữ còn lại là dưới cấp). Hệ thống chặt chẽ của các thuật ngữ trong văn bản luật pháp đem lại cho loại văn bán này tính chặt chẽ rất rõ rệt. Sự ổn định, bất di bất dịch của nội dung ngữ nghĩa của các thuật ngữ nói trên cũng góp phần làm tăng tính chặt chẽ này.

2,3.3 T ừ H án - Việt với tính chặt chẽ\ tính trang trọng và tính bao trùm của văn bản luật pháp

Với các tính chất, đặc điểm như đã nêu ở trên từ Hán - Việt có những

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp t (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)