Tình thá i phương tiện ngôn ngữ quan trọng góp phần tạo lập quyền và nghĩa vụ trong văn bản luật pháp tiếng Việt

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp t (Trang 63)

- Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội;

2.2.Tình thá i phương tiện ngôn ngữ quan trọng góp phần tạo lập quyền và nghĩa vụ trong văn bản luật pháp tiếng Việt

2.2.1. Giới thiệu

2.2.1.1. Vê tình thái trong ngôn ngữ

Tinh thái là một vấn đề rất rộng và còn chưa được xác định rõ. Nó đang thu hút mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực như logic học, ký hiệu học và ngôn ngữ học.

Tinh thái trong ngôn ngữ đã được nghiên cứu từ lâu. Bally đã phân biệt trong một mệnh đề gồm một phần là ngôn liệu (Dictum) và phần thái độ của người nói (modus) và khẳng định modus là phần tình thái, là linh hồn cúa câu, của văn bản và của cả hoạt động giao tiếp (theo Hoàng Tuệ 1988).

Về khái niệm tình thái, nhiều nhà nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực này như Von Wright (1951), Lyon (1977), Givón (1989), Palmer (1990) v.v... đều cho rằng đó là thái độ của người nói đối với điều được nói ra, đối với hoàn cảnh phát ngồn và với thực tế.

Tuy vậy, do bản chất phức tạp, chưa rõ ràng của ván đề nên trong giới nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất về một số mặt quan trọng liên quan đến tình thái như các kiểu loại ý nghĩa tình thái, cách phân chia phạm trù tình thái v.v...

Các nhà nghiên cứu tình thái dựa trên logic học loại trừ chủ quan của người nói ra khỏi tình thái và họ chia nội dung phạm trù tình thái ra thành 3 loại: 1) Mức độ có thể, 2) Mức độ tất yếu và 3) Hiện thực - phi hiện thực.

Khi lý thuyết hành vi lời nói của Austin ra đời, tình thái được hiẽu rộng hơn. Các tác giả từ Searle (1977) đến Palmer (1990), Cao Xuân Hạo (1991),

Sweetser (1993) cho rằng ngoài tình thái của lời phát ngôn là thái độ đánh giá của người nói về nội dung phát ngôn còn phải xét đến tình thái của hoạt động phát ngôn là mục đích phát ngôn (như trần thuật, nghi vấn, mệnh lệnh ...)

Trước tình hình như vậy, luận án này chấp nhận cách hiểu và phân loại tình thái của Palmer (1986, 1990) vì theo chúng tôi đây là cách tiếp cận tình thái mang tính khái quát cao và tương đối rõ ràng, phù hợp với việc nghiên cứu các phương tiện biểu hiện tình thái trong văn bản luật pháp.

Cách phân loại tình thái của Palmer (1986) xuất phát từ sự phân loại thái (modes) của Von Wright (1951) trong nghiên cứu logic tình thái :

1) Thái Suy định (Alethic), hay còn được gọi là thái Chân lý

2) Thái Nhận thức (Epistemic), hay còn được gọi là thái Hiểu biết 3) Thái Chức phận (Deontic), hay còn được gọi là thái Đạo nghĩa 4) Thái Tồn tại (Existential), hay còn được gọi là thái Hiện tồn Các khả năng trên được chi tiết hoá như dưới đây :

Suy định Nhận thức Chức phận Tổn tại (Alethic) (Epistemic) (Deontic) (Existential)

Cần yếu Minh xác Bắt buộc Phổ quát

(Necessary) (Verified) . (Obligatory) (Universal)

Khả năng Được phép Hiện tổn

(Possible) (Permitted) (Existing)

Không chắc Không rõ Bàng quan

(Contingent) (Undecided) (Indifferent)

Không thể Ngụy tạo Cấm đoán Trốn 2 không

(Impossible) (Falsfied) (Forbidden) (Empty)

B ả n g 5: Phân loại tình thái của Von W right (Nguồn: Palmer 1990)

Palmer (1990) lập luận rằng Thái suy định dù hay được xét đến trong logic học nhưng trong ngôn ngữ học nó lại không có ý nghĩa lớn, còn thái Tồn tại lại không thuộc phạm vi của ngôn ngữ học mà thuộc lý thuyết định lượng. Do vậy tác giả đã đề nghị chỉ nên xét đến hai loại thái có ý nghĩa lớn nhất trong ngôn ngữ học là thái Nhận thức (Epistemic) và thái Chức phận (Deontic). Palmer cũng đề nghị thay Không rõ (Undecided) thuộc thái Nhận thức bằng Khả năng (Possible) cho phù hợp hơn với cách dùng trong ngôn ngữ bình thường. Như vậy theo cách phàn loại này thì Khả năng là thuộc về thái Nhận thức chứ không thuộc thái Suy định như cách phân loại của Von Wright. Ngoài ra Palmer cũng xét đến một loại thái khác do Von Wright (1951) đề xuất là thái Năng động là tình thái hướng tới chủ ngữ (subject - oritented), loại tình thái nêu ý nguyện và khuynh hướng của chủ ngữ câu.

Như vậy, theo quan điểm của Palmer (1986, 1990) thì cần xét đến ba loại tình thái trong ngôn ngữ tự nhiên là tình thái Nhận thức (Epistemic), tình thái Chức phận (Deontic) và tình thái Năng động (Dynamic). T r o n s đó, tình thái Nhận thức là quan điểm của người nói về nội dung câu xét trên khía cạnh đúng sai (hướns tới thế giới hiểu biết, luận lý), tình thái Chức phận là thái độ của người nói về nội dung câu nói xét theo khía cạnh đạo lv, nshĩa vụ (đạo

nghĩa - hướng tới thế giới thực, sự cần thiết, khả năng thực hiện các hành vi theo đạo lý, bổn phận) và tình thái Năng động là ý nguyện của chủ ngữ câu (hướng tới khả năng tiềm ẩn, ý nguyện hoặc khuynh hướng của chủ ngữ câu).

Các phương tiện biểu hiện tình thái cũng rất đa dạng, có thể hiển minh (Explicit) hoặc có thể hàm ẩn (Implicit). Xét về phương diện từ vựng ngữ pháp, các phương tiện biểu hiện tình thái cơ bản nhất là vị từ tình thái (modals), thức (moods), thời (tenses), các tiểu từ (particles), các tổ hợp tình thái tính, các động từ ngữ vi, các động từ thái độ mệnh đề.

2.2.ỉ .2. Các quyển và nghĩa vụ trong văn bản luật pháp xét theo khía ía cạnh ngôn ngữ học

Như ở phần 3.1.1. chương 1 đã đề cập, để thực hiện chức năng cơ bản của luật pháp là điều tiết các quan hệ xã hội, các vãn bản luật pháp phải xác lập các quyền và nghĩa vụ cho đối tượng điều tiết. Thực chất đó là việc nói ra những gì phải làm (nghĩa vụ), được làm hoặc có thể làm (quyền), không được làm (cấm đoán) trong các trường hợp cụ thể. v ề phương diện ngôn ngữ học, câc quyền và nghĩa vụ này được tạo lập qua chức năng liên nhân (interpersonal function) của ngữ nghĩa. Theo sơ đồ về mối quan hệ giữa nsữ cảnh tình huống và vãn bản của Halliday (1985), môi trường xã hội của văn bản luật pháp trong đó khía cạnh không khí chung (Tenor of discourse), như đã phân tích ở phần trên, thực chất là quan hệ liên nhân giữa các vai giao tiếp: bên phát (originator) và bên nhận (recipient). Bên phát ở đây là Quốc hội (cơ quan lập pháp) và bên nhận là các công dân (hoặc một nhóm công dân đối tượng của bộ luật cụ thể nào đó). Quan hệ liên nhân ở đâv là quan hệ bất bình đ ẳ n s về quvển lực giữa bên phát là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia (Quốc hội) và bên nhận là cạc công dân bình thường. Như vậy quan hệ liên nhân của các vai tham gia giao tiếp này m a n s tính một chiều, áp đặt của một bèn có quvền lực tuyệt đối

với một bên có nghĩa vụ chấp hành tuyệt đối. Các tính chất đặc biệt như vậy của ngữ cảnh (không khí chung) quy định các quan hệ đặc biệt (một chiều, áp đặt bất bình đẳng) về phương diện chức năng ngữ nghĩa (liên nhân). Chức năng liên nhân này được hiện thực hoá ở văn bản bằng tình thái. Phương tiện phù hợp nhất để thể hiện các nét đặc biệt trên của chức năng liên nhân là kiểu tình thái Chức phận (Deontic) do các nghĩa đặc thù của kiểu tình thái này như bắt buộc, cho phép, cấm đoán.

Cả trong lý luận và thực tế khảo sát chúng tôi nhận thấy các kiểu tình thái khác như Nhận thức, Năng động, không có mấy ý nghĩa trong việc tạo lập quyền và nghĩa vụ trong văn bản luật nên sẽ không đi sâu vào chúng trong phần này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. M ột số phương tiện từ vựng ngữ pháp biểu hiện kiểu tình thái ủi chức phận trong văn bản luật pháp tiếng Việt.

Trong quá trình khảo sát tư liệu về phương tiện từ vựng - ngữ pháp biểu hiện tình thái trong văn bản hai Bộ luật Dân sự và Hình sự chúng tôi nhận thấy cạc phương tiện này tương đối đa dạng và các kiểu loại ý nghĩa tình thái do chúng biểu hiện cũng thuộc nhiều loại khác nhau. Nhưng để tập trung vào mục đích chính của luận án, chúng tôi chỉ giới hạn sự xem xét vào các phương tiện từ vựng ngữ pháp tham gia tạo lập quyền, nghĩa vụ trong văn bán luật pháp trong hai bộ luật trên. Tư liệu khảo sát cho thấy kiểu tình thái chức phận với ba loại ý nghĩa chính là: sự bắt buộc (Obligation), sự cho phép (Permission) và sự cấm đoán (Prohibition) được sử dụng chủ yếu để tạo lập quyền và nghĩa vụ trong văn bản luật pháp. Các phương tiện chính để thể hiện các ý nshĩa tình thái trên là các vị từ hình thái, các tổ hợp tình thái tính và một số cách diễn đạt đặc biệt qua văn bản. Dưới đây ta sẽ lần lượt xem xét từne loại phươns tiện nàv và vai trò của chúng trong việc tạo lập quvền và nghĩa vụ.

2.2.2.1. Vị từ hình thái

Vị từ hình thái (modals) là các từ như : must, can, may, shall, will, ought to trong tiếng Anh (theo Palmer 1990) và trong tiếng Việt là: có, cố thể, phải, muốn, định, toan, suýt, trót, bắt đầu, đang, đã, không, chưa, cũng, vẫn, thôi

(Cao Xuân Hạo 1991). Có thể lấy ý kiến của Cao Xuân Hạo (1991 : 53) làm cơ sở để xem xét sự hoạt động của các vị từ tình thái trong tiếng Việt :

Các ngôn ngữ không biến hình, vốn không th ể diễn đạt tình thái bằng nhừng biến vị, thường có một hệ thống vị từ tình thái rất phong phú làm trung tâm cho vị ngữ của câu và có một ngữ đoạn vị từ làm b ổ ngữ trực tiếp trong dó vị từ chính có chá thể lê rô đồng sở chỉ với chủ th ể của vị từ tình thái.

Nguyễn Đức Dân (1998 : 49) cũng đề xuất cấu trúc tương tự của câu có vị từ tình thái khi nghiên cứu các từ tình thái như các dấu hiệu ngữ vi trong đó ồng gọi p là nội dung mệnh đề :

Sau đây ta xem xét sự hoạt động của các vị từ tình thái trong văn bản luật pháp tiếng Việt.

Trong văn bản luật pháp tiếng Việt, vị từ tình thái được dùng để biểu hiện nghĩa tình thái bắt buộc phổ biến nhất là "phải". Ví dụ :

Điều 60. Khai tử

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp t (Trang 63)