Người phạm tội phái trả lại những vật, tiền bạc đã chiếm đoạt cho người sờ

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp t (Trang 69)

- Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội;

1. Người phạm tội phái trả lại những vật, tiền bạc đã chiếm đoạt cho người sờ

hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bổi thường các thiệt hại vật

chất đã được xác đinh do hành vi phạm tội gây ra.

(Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam- Chỗ gạch dưới là của TGDT)

ở đây Cần thiết phải tìm hiểu thêm về vị từ tình thái "phải" trong tiếng Việt vốn được coi là có tính "đa nghĩa, mơ hồ". Theo Nguyễn Đức Dân (1996) vị từ tình thái "phải" thuộc hai lớp tình thái khác nhau. "Phải" có thể diễn đạt một cưỡng bức khách quan như trong ví dụ : "Phải 100 độ nước mới sôi" thể hiện một "nhận thức về một tất yếu khách quan" và nó thuộc lớp tình thái nhận thức (Epistemic). "Phải" có thể diễn đạt một cưỡng bức khách quan thuộc logic đạo nghĩa như trong ví dụ "Hôm nay, Ba phải có mặt ở Huế rồi" theo cách hiểu đây là tất yếu đạo nghĩa với người nói khi người đó nhìn nhận rằn2

mệnh đề đó là đúng và nếu không thực hiện nó thì sẽ có lỗi (Nguyễn Đức Dân, 1996 : 96).

Trong các văn bản luật pháp kiểu tất yếu đạo nghĩa này được triệt để khai thác để xây dựng các quy phạm luật pháp. Nếu xét trên binh diện giao tiếp thì văn bản luật pháp thực chất là một sự ghi nhận lại sự giao tiếp giữa bên phát và bên nhận, và sự giao tiếp ở đây có tính một chiều, áp đặt. Bên phát (Quốc hội) liên tiếp phát ra những phát ngôn mang tính mệnh lệnh, chỉ dẫn cho bên nhận. "Trong trường hợp này anh phải làm cái này, cái kia thì mới lù công dân ’ (Luật Dân sự), “thì mới không phạm tội" (Luật Hình sự) (xem phần 1.1 của chương này). Sự ghi nhận lại quá trình giao tiếp này làm nên quy phạm bắt buộc cho các Bộ luật và vị từ tình thái "phải" diễn đạt nét nghĩa bắt buộc khách quan thuộc logic đạo nghĩa là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện mực đích d a o tiếp này.

Đối với nghĩa tình thái cấm đoán (prohibition) vị từ tình thái chủ yếu được dùng trong văn bản luật pháp là "không được" và "không". Ví dụ :

Điều 18. Nguyên tác bình đảng

Trong quan hệ dân sự, các bên đều binh đẳng, không dươc lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau.

(Bộ luật Dân sự - chỗ gạch dưới là của TGDT).

Điều 793. Đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp t (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)