Vê cú pháp

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ văn học Việt Nam trên lộ trình hiện đại hóa trong thế kỷ XX (Trang 55)

Cho đến đầu thế kỷ XX, ngôn ngữ văn xuôi trên chữ Quốc ngữ vẫn còn chập chững ở bước đi ban đầu. Từ Nguyễn Trọng Quản với “Thầy Lazara Phiền” (Sài Gòn, 1887) đến Phan Kế Bính (thập kỷ 10) là một chuyển biến mà nguyên nhân chính là khó khăn trong việc truyền bá quốc ngữ và chức năng xã hội của tiếng Việt trong truyền thống còn rất hạn chế. Đặc điểm cú pháp của văn xuôi trong thời kỳ này hoặc giả là có nhiều dấu ấn của lối diễn đạt tự nhiên trong các văn bản (nôm và quốc ngữ) của giáo hội Thicn Chúa Giáo đương thời (viết câu dài, có rất nhiều liên từ, kể theo lối khẩu ngữ); hoậc theo lối viết biền ngẫu, lối đối của các nhà nho đương thời.

Một sự thay đổi mạnh mẽ của cú pháp văn xuôi đã diễn ra từ nửa cuối thập kỷ 20 trở đi với ba sự phát triển theo hướng tự do hóa: ngồn ngữ tự sự (truyện ngắn và tiểu thuyết), ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ thơ. Một trong những lý do có tính chất ngôn ngữ là sau một thời gian tương đối dài tiếp xúc với cú pháp của ngôn ngữ châu Âu mà đại diện là tiếng Pháp, ngữ pháp tiếng Việt trong ngôn ngữ viết đã có những đổi mới về chất và được hiện đại hóa tương đối nhanh. Mới hơn 20 năm trước, câu văn xuôi còn đầy tính chất biền ngẫu, thì nay ta gặp những câu rất mới trong văn xuôi của Thạch Lam, ví dụ:

“Các bà, nhất là bà Hai và mẹ Trường, nông nổi và bộp chộp” (Ngày mới). “Chàng sợ ăn cỗ, nhất là ăn cỗ ở nhà bà Hai” (Ngày mới).

“Chiều, chiều rồi! Một buổi chiều êm ả như nhung” (Hai đứa trẻ).

Báo chí thời kỳ này đi tiên phong trong các biến đổi ngôn ngữ vì nó bám vào hơi thở của đời sống xã hội. Ngôn ngữ báo chí cách mạng còn hiện đại hoá nhanh hơn, do mục tiêu của nó là tuyên truyền cách mạng, vận động quần chúng đứng lên cứu nước.

Lâu nay, khi nói vể sự phát triển của cú pháp tiếng Việt nửa đầu ihế kỷ XX, nhiều tác giả thường nhấn mạnh vào khía cạnh biến đổi cấu trúc câu mà nổi bật nhất là nhận xét rằng thay vì viết những càu dài, phức tạp có nhiều liên từ, ở giai đoạn trước, nay báo chí viết nhiều câu đơn ngắn gọn, có lối tổ chức tự do về trật tự từ và các thành phần phụ.

Chúng tôi cũng xác nhận điều này trong ngôn ngữ của báo chí cách mạng, nhưng muốn có một cố gắng phân tích sâu hơn.

Cho đến thời điểm cuối thập kỷ 20, trên tổng thể, cú pháp của các thể văn xuôi đã được cách tân theo hướng hiện đại hoá, vì vậy mô hình cú pháp trong các lối nói gần với ngày nay hơn là gần với trước đó vài mươi năm. Theo Hoàng Trọng Phiến, Trần Khuyến và các cộng sự trong đề tài QG 97-13, qua kháo sát cú pháp của các tờ báo có tiếng đương thời như Nam phong tạp chí,

Phụ nữ T ân văn, Tiếng dân thì báo chí đã thật sự đạt được một lối hành văn mới nhờ các cấu trúc cú pháp đơn giản mà chặt chẽ, nhưng với báo chí cách mạng như Thanh niên, Thân ái thì tình hình còn khả quan hơn. Tác phẩm

Đường kách mệnh được viết theo phong cách của ngôn ngữ báo chí cách mạng có tất cả 2205 câu thì trong đó có tới 1740 thuộc kiểu loại câu dơn, chỉ có 54 câu thuộc loại trường cú. Một tỉ lệ như vậy khó bề tìm thấy ở các diễn ngôn chính trị - xã hội trong báo chí công khai cùng thời.

Tuy nhiên, cách thức cấu trúc câu chưa nói đủ về chất hiện đại trong cú pháp của báo chí mới. Chúng tôi xin nêu thêm vài nhận xét bổ túc:

Thứ nhất: cần phải quan tâm đến các lối nói. Nếu như hổi đầu thế kỷ cú pháp văn xuôi còn nặng về câu dài, đối, biền ngẫu thì nay, người cách mạng, với chủ trương nói gì thì nói giản tiện, mau mắn (Đường kách mệnh)... dùng một lối văn phong sáng sủa, chính xác, dễ hiểu (Thanh niên), đã chuyển ngược lại, cố ý tạo ra các câu văn ngắn và gần với lối nói của khẩu ngữ để dễ dàng trò chuyện với đổng bào và cũng với dụng ý làm thay đổi lối viết cũ. Ví dụ “cái làm người ta chia rẽ nhau là cái bí truyền của quân đế quốc chủ nghĩa, quân ăn cướp nước người ta” (Thân ái, số 4/1926), “Cái tiêng thương dân nghèo và làm cho dân nghèo có sở ăn, sở làm của thằng Toàn quyền Robin và thằng Thống đốc Pagès nay đã lòi mặt nạ rồi” (Giải phóng, Lâm thời xứ bộ Nam Kỳ, 1935). Từ chỗ chuyển quá mạnh sang lối nói khẩu ngữ, tiếp theo, là một sự điều chỉnh. Không chỉ hô hào các hành động cách mạng, báo chí cách mạnơ còn có nhu cầu giới thiệu lý luận cách mạng với quẩn chúng, một ngôn nơữ mới của tư duy lý luận cũng dần hình thành. Đó là sự mở dấu của ngôn n°ữ thuộc văn phons chính luận trên báo chí cách mạng. Nicn đoạn 1930 -

1945 chúng ta thấy những câu văn chính luận khá hiện đại trong các cột báo công khai và bí mật của Đảng. Lôi diễn đạt đó rất gần với ngôn nơữ chính luận trên báo chí ta hôm nay. Ví dụ “Đảng cộng sản là đội tiên phong của cách mạng, người tổ chức và chỉ huy cuộc đấu tranh của các gai cấp lao động, kẻ bênh vực quyền lợi hàng ngày và vĩnh viễn của quảng đại quần chúng bị áp bức bóc lột, nên Đảng luôn lu ô n phải xoay hướng vào quần chúng” {Vô sản,

số 13, tháng 6 - 7 , 1932), “Cuộc cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trong thời đại đế quốc chủ nghĩa bắt đầu phát triển”

(Dân chúng, số 28, 29/10/1938). Ngôn ngữ lý luận này đã đạt đến mức cao nhất trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chủ tịch ngày 2 tháng 9 năm

1945. .

Thứ hai: v ề cách tổ chức cú pháp văn xuôi chữ Quốc ngữ lúc khởi đầu thế kỷ XX thường được viết với những câu dài, nhiều lúc giống như những đoạn văn, với vô số từ nối gây ấn tượng khá lủng củng và còn vụng về. Đây chưa phải là lối diễn đạt mệnh đề trôi chảy. Như đã nói, sau này đã có những thay đổi, nhất là trong các diễn ngôn của báo chí cách mạng. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở nhận xét rằng ngôn ngữ báo chí ở giai đoạn sau có diện mạo, trong đó có câu đơn nhiều hơn câu phức nên gãy gọn và giản dị thì c chim đủ.

Vấn đề còn là cách tổ chức ngữ pháp trên câu. Trong báo chí, trước hết là báo chí cách mạng, như đã nói, do có chủ đích tuyên truyền “vì lợi ích của tất cả mọi người” việc thay thế nhũng câu dài bằng các câu viết ngắn mà vẫn phai bảo toàn khả năng biểu nghĩa của câu dài tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả: a) Chuyển thành các câu ngắn thì phải giảm mạnh việc dùng các liên từ; b) Dùng nhiều câu ngắn thì trật tự phải tự do hoá; c) Muốn bảo toàn nghĩa tổng thể thì phải có một lối liên kết mới giữa các câu, không phải liên kết hình thức (cohesion) mà liên kết nghĩa. Với (c), thay vì dùng các liên từ, một lối liên kết mới đã hình thành: liên kết bằng mạch lạc (coherence). Pha dùng phép phân tích diễn ngôn (discourse analisys), chúng ta mới có thể nhận ra dặc điểm này.

Liên kết bằng mạch lạc có thể coi là một nét rất mới trong tổ chức ngôn

* nơữ của các diễn ngôn báo chí thời kỳ này. Nhờ các mạch lạc, lực ngôn trung (illocutionary force) của phát ngôn tổng thể được tăng cường, gãy ấn tượng mạnh cho người nghe. Ví dụ “Cuộc tàn sát này (của Pháp ở Hưng Nguyên, Nghệ An, ĐVĐ), đã làm rung động cả xứ Đông Dương. Đã làm anh hưởng sâu xa vào quần chúng. Đã làm cho ức triệu người phải giác ngộ vã cách mạng hoá” (báo C h ỉ đ ạ o, xứ bộ Trung Kỳ, 17/8/1931)... “Pháp chay. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị. Chúng ta lấy lại nước ta từ trong tay Nhật chứ không

phải trong tay Pháp” (Hồ Chủ Tịch, Tuyên ngôn độc lập). Trong báo chí cách mạng, đã trở thành phổ biến một lối viết, trong đó các sự tình (statement) được thống nhất lại với nhau bằng các phát ngôn có cấu trúc Đề - Thuyết. Nhờ đó, mỗi phát ngôn vế đều rất hiển ngôn và được hiểu chính xác. Đến lượt các licn kếl mạch lạc này lại thống nhất với nhau trong sự dẫn dắt của câu chủ đề đoạn văn khiến cho cái tổng thể cú pháp có cơ cấu rất chặt chẽ. Ví dụ “Thuế mới vừa rồi đều đổ lên lưng dân chúng. Thợ bị bớt lương. Nông dân bị thiệt thòi vì bán lúa rẻ. Giá sinh hoạt lên vùn vụt. Giá tiền mướn phố, giá Ihực phẩm hạ tăng đều lên cao” (Dân chúng, số 70, 25/6/1939).

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ văn học Việt Nam trên lộ trình hiện đại hóa trong thế kỷ XX (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)