phải bắt đầu từ vận văn (văn vần) vi đó là cái pháo đài vê thể loại của văn học truyền thống. Thê nhưng, sự chuyển biến thực tế của ngôn ngữ văn học Việt nam đã không theo lộ trình cải biến cái cũ mà là kiến tạo và thiết lập cái mới: bắt đầu từ kiến tạo ngôn ngữ báo chí, rồi từ ngôn ngữ báo chí kiến tạo ngôn ngữ văn xuôi của các thể loại văn học. Rồi sau củng, chính văn xuôi mới đã tạo ra áp lực làm tự do hoá ngôn ngữ thơ. Phong trào thơ mới là kết quả trực tiếp của quá trình phát triển này.
Sự quá độ trong ba mươi năm đầu thế kỷ của ngôn ngữ thơ rất chậm. Ngôn ngữ thi ca căn bản vẫn là ngôn ngữ của các thể thơ truyền thống. Một mặt thi ca không bám vào hơi thở của cuộc sống như văn xuôi, một mặt khác công chúng và người sáng tác đều gắn bó với truyền thống nho học. Khác với nó, ngôn ngữ báo chí thuộc về một lớp người viết mới và công chúng cũng là công chúng mới (biết tiếng Pháp, biết chữ quốc ngữ,...).
Dấu hiệu đẩu tiên của sự thay đổi này là các bài thơ dịch từ tiếng Pháp, trong đó đáng chú ý nhất là bài “Con ve sầu và con kiến” của La Phôngten do Nguyễn Vãn Vĩnh thực hiện (1914). Tản Đà ỉà nhà nho sớm chuyến thành nhà
báo, vậy m à n gôn ngữ thơ của ông vẫn là “thơ cũ” . Vận văn Tản Đà có đôi bài phá cách cũ, nhưng lại chuyển qua kiểu làn điệu hát nói chứ không phải tự do hoá của thơ mới sau này.
Tuy nhiên, đến đầu thập kỷ ba mươi, khi văn xuôi quốc vãn mới đã đến độ chín thì ngôn ngữ thơ không thể như cũ nữa. N ó bắt đầu một cuộc đổi mới và đổi rất nhanh.
MƯỜI LĂM NĂM TIẾP THEO (1930-1945)
NGÔN NGỮ VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG SựTRƯỞNG THẢNHCỦA NỀN QUỐC VÁN MỚI: MỘT GIAI ĐOẠN c ự c KỲ QUAN TRỌNG