Về thuật ngữ khoa liọc xã hội và nhân văn:

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ văn học Việt Nam trên lộ trình hiện đại hóa trong thế kỷ XX (Trang 53)

Thuật ngữ được hiểu là những “chuyên danh”, bộ phận từ vựng được dùng chuyên ngành, chuyên lĩnh vực. Đây là bộ phận hình thành dần trong tiếng Việt nửa đầu thế kỷ XX.

Lâu nay, nói tới sự phát triển của thuật ngữ, người ta thường nói nhiều tới các chuyên danh về khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Thực ra, các thuật ngữ khoa học xã hội - nhân văn đã ra đời sớm hơn, và đặc biệt, ngôn ngữ báo chí đã có một vai trò rất tích cực.

ở đây cần phải nhắc lại chuyên luận của Lê Quang Thiêm và các cộng sự dành cho vấn đề này: “Góp phần tìm hiểu các thuật ngữ khoa học xã hội và nhân văn trên báo chí Quốc ngữ (ba niên đoạn từ 1901 đến 1945)”. Theo tác giả, trước năm 1925, trên báo chí Quốc ngữ đã xuật hiện môt lớp từ mới “có chức năng gần giống với biệt ngữ ở mặt khả nãng biểu thị... tuy nhiên nó lại gần đạt đến giá trị của thuật ngữ dù... chưa phải định danh chính xác các khái niệm, phạm trù khoa h ọ c ... như sau này”.

Chúng tôi tán thành cách nhận định thận trọng này. Cũng theo Lê Quang Thiêm lớp từ này ở thời điểm đó đang có nhiều biến động, tuyệt đại bộ phạn là Hán - Việt (90%) trong đó khoảng 32% về kinh tế, 53% về chính trị xã hội, còn về khoa học thì không đáng kể.

Các khảo sát của chúng tôi cho thấy ở niên đoạn tiếp theo, tình hình đã có nhiều thay đổi. Trên báo chí, lớp từ chuyên môn đã phát triển và thật sự dã thành các thuật ngữ xã hội - nhân vã. Với sưk phát triển của ngôn ngữ báo chí và xã hội, số lượng từ ngữ đạt đến giá trị các thuật ngữ tăng khá nhanh, bao gồm những từ, cụm từ cố định làm tên gọi chính xác các khái niệm của dời sống xã hội chính trị đương thời. Cũng ngay ở thời điểm đó, thuật ngữ trên báo chí đã hình thành hai tuyến: tuyến của báo chí công khai nói chung và tuyến của báo chí cách mạng.

Đã là thuật ngữ xả hội và nhàn văn học thi nhất định phải có qua nđiẻm chỉ đạo. Tư tưởng cách mạng phải là chủ lưu. Nội dung phan đế, phan phong,

độc lạp dân tộc, thiết lập chính quyền công nông, người cày có ruộng là vấn đề rất mới mẻ đối với quần chúng lao khổ. Để giác ngộ họ, tổ chức họ, đưa họ vào đấu tranh, báo chí cách mạngphải giải thích cho họ những khái niệm rất mới mà lại phải dễ hiểu, dễ làm. Từ chỗ đó, một vốn thuật ngữ chính trị và xã hội kiểu mới ra đời trong các tài liệu tuyên truyền cách mạng, trong các tài liệu huấn luyện. Nó không được quảng bá trên các báo chí công khai, hơn thế còn bị cấm đoán, nhưng nó lại thâm nhập vào quần chúng, có tác đụng thiết thực, có sức mạnh tiềm ẩn. Một khi báo chí cách mạng có điều kiện ra công khai thì nó phát huy ngay khả năng và trở thành những thuật nsữ bền vững. Làm một thống kê từ các diễn ngôn của báo “Dân chúng” (1937), một tờ báo công khai đo Đảng chủ trương, từ cuốn sách "Vấn đ ể cỉân c à y ” của Qua Ninh và Vân Đình, xuất bản ở Hà Nội thì dễ thấy là gần 80% các thuật ngữ chính trị thời đó vẫn được dùng trong báo chí hiện tại. .

Cách mạng tháng Tám năm 1945 được chuẩn bị, được tập dượt chu đáo. Báo chí cách mạng đã tích cực tham gia vào sự nghiệp đó. Các tài liệu mang tính chất giáo dục truyền thông của cách mạng trong niên đoạn 1939 - 1945 đã trở nên rất phong phú và mạnh mẽ hơn trước đó. Số lượng báo chí cách mạng tăng mạnh, có mặt ở khắp các địa phương làm nguồn lực và hoa tiêu cho phong trào phản đế và cao'trào kháng Nhật của mặt trận Việt Minh. Theo dó, các thuật ngữ chính trị - xã hội đã tăng nhanh. Chỉ từ 10 dầu báo của cách mạng thời kỳ 1939 - 1945, tiêu biểu là các báo Việt Nam độc lập, Cờ giải phóng, Tiên phong, Cứu quốc, Chiến sĩ... Lê Quang Thicm và Vũ Thị Trang Nhung đã giới thiệu 1221 thuật ngữ, trong đó lĩnh vực chính trị - quân sự - xã hội chiếm tới 949 đơn vị. Vào thời điểm đó chỉ có khoảng gần 50% trong số chúng có ở báo chí công khai (chúng tôi đã thử tìm và đối chiếu chúng trôna các trang báo như Hà Nội Tân văn, Nước Nam, Trung Bắc chu nhật...) mà chúng vốn xuất hiên từ trước đó. Các thuật ngữ này, trong giai đoạn tiếp theo, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đã tự nhiên đi vào ngôn ngữ của nền báo chí công khai mới. Nó là cái vốn ban đầu để đi tới từ điển thuật ngữ báo chí của chúng ta hôm nay.

Nguồn bổ sung cho các thuật neữ về cơ bản vãn dựa vào các tiếng Hán Việt dù rằng tỉ lệ từ Hán - Việt đã giảm từ 90% hổi đầu thố kỷ xuống 70% ở niên đoạn này. Chất lượng các thuật ngữ sẽ biến đổi dần do có sự sàng lọc, ví dụ như một số thuật ngữ đã ít gặp trong báo chí ngày nay: phương lược, cá thị, cánh binh, cần lao, phân tầng, tập truyền, biện biệt, hư nguỵ, sơn phận, tạo tấc, kiến hiệu, đài tải, quân thự, cương giới, xướng xuất, ...

Cần chú ý là ở niên đoạn này, các từ chuyên danh về xã hội học và nhân văn học đã có tính thuật ngữ rõ nét hơn, khả năng biểu đạt của các nét n°hĩa đã chính xác hom, nhưng đặc biệt là khả năng phát sinh đã trở thành một loại quy tắc tạo thuật ngữ trong tiếng Việt. Vào năm 1943, Hoàng Xuân Hãn đã công bố cuốn "Danh từ khoa học ”, có thể coi đây là cuốn từ vựng chuyên danh (Thuật ngữ) đầu tiên về khoa học kỹ thuật. Từ vựng của Hoàng Xuân Hãn có khá nhiều nét mới, sáng tạo trong việc đặt và dịch ihuật ngữ, chúng tôi đã nhắc tới chuyên luận của Nguyễn Minh Thuyết và các cộng sự về tác phẩm này, nhưng chính học giả cũng đã luận ra và tiếp nhận một vài cách tạo thuật ngữ phổ dụng từ ngôn ngữ báo chí trước đó và đương thời.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ văn học Việt Nam trên lộ trình hiện đại hóa trong thế kỷ XX (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)