Ngôn ngừ báo chí đã thổi vào văn học Việt nam một luồng gió mói, trong đó văn xuôi nhận được nhiều ảnh hưởng nhất Các sáng tác văn học

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ văn học Việt Nam trên lộ trình hiện đại hóa trong thế kỷ XX (Trang 39)

trong đó văn xuôi nhận được nhiều ảnh hưởng nhất. Các sáng tác văn học từ đầu thập kỷ XX (truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết,...) đã có thứ ngôn ngữ Irons sáng, theo hướng tự do hoá:

+ Câu vãn diễn đạt các nhận định có cú pháp m ệnh đề. Câu ngắn có một m ệnh đề, câu dài có hai mệnh đề trò lên, tổ chức chặt chẽ, tinh giản.

+ Lối thiên lệch biền ngẫu đã giảm nhiều, thay vì một lối diễn đạt chân thực nhưng uyển chuyển.

+ Lối viết mới có từ ngữ phong phú, đa dạng, không xơ cứng, được nhiều người ủng hộ vì rất gần gũi người đọc.

Ngỏn ngữ dich thuât đã có ảnh hưởng đáng kể t r o n g n ề n q u ố c văn m ó i .

Các dịch giả xưa dịch vận văn là chính. Trong quá khứ, ngôn ngữ văn học Việt nam đã có những sản phẩm dịch m ang tính kinh điển của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Phan Huy Vịnh. Vào thế kỷ XX, nền văn học dịch có những bổ sung mới, rất quan trọng. -

a) Dịch văn xuôi Hán văn: Khi chữ quốc ngữ bắt đầu phổ dụng, các nhà nho “cầm bút chì” đã nhanh chóng tìm cách dịch truyện Trung hoa ra quốc ngữ. Mở đẩu là các truyện dài, tiểu thuyết chương hồi được giới thiệu theo lối ngôn ngữ mới. Các dịch giả Phan Kể Bính, Tản Đà, Nghiêm Thượng Văn, Đặng Đức Tô, Hà Tu Vi, Nguyễn Vãn Đang,.,, đã có đóng góp đáng kể cho việc ra mắt các tác phẩm dịch vãn xuôi quốc văn (Tây du ký, Chinh đông chinh tây, Tam quốc diễn nghĩa, Kinh thi, Trung dung,...).

b) Dịch văn học Pháp và các luận thuyết Âu châu: Việc dịch thuật này được khởi động và phát triển từ thập kỷ thứ hai. Có đóng góp đáng kể cho việc dịch thuật là hai tờ tạp chí Đông dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh (từ 1913) và N am phong tạp chí của Phạm Quỳnh (từ 1917). Việc dịch thuật lúc này đã trở nên khá đa dạng bao gồm các trước tác Triết học, Văn chương. Lần đầu tiên, công chúng văn học mới được tiếp cận với những tác phẩm văn chương Âu tây mà trước đó chỉ nghe nói hoặc đọc qua văn chưons Trung hoa cận đại.

Cuộc tiếp xúc trực tiếp ngôn ngữ Việt-Pháp qua kênh dịch thuật đãmang lại những nét mói cho ngôn ngữ văn học Việt nam :

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ văn học Việt Nam trên lộ trình hiện đại hóa trong thế kỷ XX (Trang 39)