Sư đóng góp của ngốn ngữ báo chí cách mang

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ văn học Việt Nam trên lộ trình hiện đại hóa trong thế kỷ XX (Trang 48)

1- Khái niệm báo chí cách mạng (BCCM), (1925 - 1945), được hiểu là các tài liệu thông tin tuyên truyền vận động cách m ạng của phong trào cộng sán lưu hành bí mật và công khai từ khi xuất hiện Việt nam Thanh niên Cách mạng đổng chí Hội đến khi cách mạng tháng Tám thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nguồn tư liệu báo chí cách mạng cũng là nguồn khởi đầu của ngôn ngữ văn học cách m ạng với những sáng tác có mục đích tuyên truyền cho sự nghiệp yêu nước và cứu nước.

1- Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí thực ra là khá rộng, tuy nhiên, trong mối liên hệ với ngôn ngữ văn học nó có ba phương diện cần quan tâm:

a/ Các phân bố từ vựng

b/ Diện mạo cú pháp qua cấu trúc câu và các lối nói c/ Phong cách ngôn ngữ trong đưa tin và binh luận

2- Xét về bối cảnh ngôn ngữ và xã hội thì BCCM Việt Nam ra đời trùng hợp với thời điểm phát triển của báo chí chữ Quốc ngữ ở nước ta.

► Báo chí chữ Quốc ngữ đã có từ sớm hơn trước đó (1865, với Gia định báo ở Sài Gòn và sau đó một vài tờ khác ở Lục tỉnh), nhưng phải đến sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dàn Pháp thì báo chí mới thật sự có nhu cầu phát triển. Những nãm cuối thế kỷ XX và trong suốt cả thập kỷ 30 là thời kỳ phát đạt của báo chí tiếng Việt.

Tờ báo T h a n h niên của Việt Nam Thanh niên Cách m ạng đổng chí Hội ra đời ngày 21 tháng Sáu năm 1925, do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập xuất

bản số đầu đã góp phần tich cực thức tỉnh giới thanh niên yêu nước ờ trong nước, gieo những tư tưởng vô sản đẩu tiên vào phong trào cách mạng Việt Nam.

Có những nghịch lý xã hội của hoạt động báo chí Việt N am trong giai đoạn này: Thứ nhất là cái mong muốn quảng bá tin tức thông tấn và các bình luận của báo chí công khai bằng Quốc ngữ trái ngược với việc hơn 90% dân ta mù chữ, tiếng Việt bị bài xích, bị giáng cấp bởi chính sách nô dịch của Pháp. Thứ hai là lý tưởng yêu nước và cách mạng triệt để cần phải được nhen nhóm, luồn lách trong quần chúng lao khổ qua báo chí cách mạng thì loại n g ô n luận này bị cấm đoán.

Điều thứ nhất, muốn nhưng không làm thay đổi được thực tế: báo chí công khai bầng chữ Quốc ngữ chỉ là món ăn tinh thần cho một số ít nsười biết chữ và một bộ phận nhỏ dân thị thành, chưa kể trong số biết chữ người ta đọc chữ Pháp nhiều hơn. Với nhu cầu như thế, ngôn ngữ báo chí tuy đã hình thành, nhưng hiện đại hoá chưa nhanh và không đều: Chẳng hạn, Tự lực vãn đoàn, một nhóm báo chí rất có thiện tâm đối với tiếng Việt và đã có tuyên ngôn về ngôn ngữ trong tôn chí của mình “Dùng một lối văn giản dị, dẻ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính cách An nam” và Tự lực văn đoàn dã neu gươns; trong thực hành mang lại nhiều đóng góp. Thế nhưng trên toàn cục ngôn ngữ báo chí trên diễn đàn cồng khai khá tự phát và không đồng bộ. Trong các diễn ngôn phổ biến là còn giữ lại nhiều ánh hưởng của lối viết xưa: câu văn xuôi dài, nhiều từ đệm, từ nối. Cấu trúc câu bị tỉa tót, chú trọns hình thức, khuôn sáo, Từ vựng phân bố thiên lệch: dùng quá nhiều chữ Hán - Việt, lạm dụng tiếng địa phương.

Điều thứ hai, muốn và quyết tâm làm thay đổi hiện trạng vì mục đích cứu quốc, thực hành vận động cách mạng. Xuất phát từ chủ đích, báo chí cách mạng ngay khi vừa xuất hiện đã nói rõ quan điểm về ngôn n£ữ và có chiến lược về ngôn ngữ.

Búo Thanh niên số 28 ra ngày 17/1/1926, đi trước tuyên ngôn của Tự ỉực Văn đoàn gần 10 năm đã có tuyên bố về ngôn ngữ : “Chúng tôi xin báo với độc giá của mình rằng chúng tôi bất chấp sử dụng những từ mỹ miên, văn phong lịch lãm, câu cliữ dong dưa, Ìỉìiịp câu đăng dối song /lành, những sự tô v ẽ văn cìiương mà các nhà nlio hom cluiộng. Nhưng ngược lại, chúng tôi cô' gắng lìết sức vì lợi ích của tất cả mọi người, dùng một lối văn phtìiiỵ sáng sủa và d ễ h iể u ”. Cùng thời (1927) mờ đầu tác phẩm “ Đườns Kách mệnh” nổi tiếnơ N suyễn Ai Quốc đã viết: “sách này muốn nói cho ván tát. dễ hiếu, tic

nhớ, chắc có người chê rằng văn chương cụt cằn. Vâng, đày nói việc gì thì rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ văn học Việt Nam trên lộ trình hiện đại hóa trong thế kỷ XX (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)