Sụ hình thành văn xuôi mớiỉvăn xuôi hiện đại cần được coi là sự kiện quan trọng nhất của ngôn ngữ văn học Việt nam thế kỷ XX Nội dung cơ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ văn học Việt Nam trên lộ trình hiện đại hóa trong thế kỷ XX (Trang 37)

quan trọng nhất của ngôn ngữ văn học Việt nam thế kỷ XX. Nội dung cơ bản của việc này là sự thiết lập một cú pháp hoàn toàn mói mẻ cho văn viết. Cú pháp ấy thường gọi là lối diễn đạt mệnh đề của văn phong châu Ầu vói công cụ ngữ pháp là hệ thống các dấu câu.

Chúng ta sẽ dành nhiều cho sự phân tích vấn đề này. Nhưng trước hết cần phải phân tích những động lực đã dẫn tới việc hình thành nó.

Cho đến cuối thế kỷ XIX, trong ngôn ngữ văn học Việt nam, chúng ta chưa có văn xuôi chính danh (thuật ngữ của ĐVĐ). Thuở trước, cha ông ta đã có lối viết văn ngoài vận văn trên chữ Nôm, ví dụ lối viết văn trong “Truyền kỳ mạn lục” , tuy nhiên lối diễn đạt không chấm câu trong vãn tự khối vuông > là một việc có nét khu biệt khá lớn. Văn xuôi nói ở đây là lối văn được viết

trên chữ Quốc ngữ, có quy tắc của dấu ngắt câu. Nó là một lối viết viết mới, đầu thế kỷ XX mới được quảng bá.

Ngôn ngữ văn xuôi sơ kỳ, đầu thế kỷ XX, chịu nhiều ảnh hưởng của lối diễn đạt Hán ngữ trong Tàn thư. Các tác giả chịu nhiều ảnh hưởns của ván phong chữ Hán.

Đặc điểm cơ bản của cú pháp văn xuôi lúc đó là người viết chưa quen với lối diễn đạt m ệnh đề của văn xuôi quốc tế (trước hết là các ngôn ngữ châu Âu). Những cố gắng của các tác giả vẫn là lấy diễn ý làm trọng do đó mạch lạc còn phức tạp, tôn ty cú pháp không rõ. Tuy là lối văn mới, nhưng văn xuôi sơ kỳ còn rất nặng lối văn biền ngẫu, có cấu trúc đăng đối diễn đạt cầu kỳ, kiểu cách, lạm dụng vốn từ ngữ Hán-Việt. Nhiều tác giả vẫn có ý sùng bái âm điệu để đọc lên ngâm vịnh hơn là phục vụ cho kỹ năng đọc hiểu.

Ngồn ngữ văn xuôi kiểu châu Âu bằng chữ quốc ngữ xuất hiện khá sớm. Như đã nói, dòng văn này còn để lại nhiều chứng tích trong các vãn bản giao dịch của Giáo hội Thiên chúa giáo, nhưng không quảng bá dược vì trong mây thế kỷ đạo Gia tổ, trên nguyên tắc, bị cấm đoán ở nước ta. Lối văn này là những bước tiên phong của lối văn diễn đạt mệnh đề. Theo đó, văn đả có dùng dấu chấm câu, giữa hai dấu chấm có nhiều vế, có vế chính, vế phụ. Các về được nối với nhau bằng liên từ. Câu trúc câu còn khá phức tạp, vì chưa có tổ chức cú pháp chặt chẽ nên các ý còn lộn xộn, trùng điệp lên nhau. Loại vãn này khó đi vào ngôn ngữ văn học như một lối viết chính thức. ‘T ru y ện thầy Lazaro Phiền” (1887) là một thử nghiệm, nhưng về sau các truyện và các áng văn tự sự đều phải viết theo một lối khác.

Đến đầu thế kỷ XX, văn xuôi mới trong nền quốc văn đã tạm gọi là thành hình dưới ảnh hưởng của Tàn thư và học thuật Pháp ngữ. Tuy nhiên phải nói đến vai trò của ngôn ngữ báo chí và văn học dịch.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ văn học Việt Nam trên lộ trình hiện đại hóa trong thế kỷ XX (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)