Châu Âu là m ột cổng mà Pháp là một lăng kính để nhìn vào. Tân thư đã góp cơ hội cho ngôn ngữ và văn chương Việt nam tiếp xúc với Âu tây. Nhưng kênh này vẫn là gián tiếp.
Từ thế kỷ XVII Âu tây đã có những cố gắng tiếp cận Việt nam qua giao thương và truyền giáo. Trong ngôn ngữ, việc ra đời chữ Quốc n sữ (1651) là một cái mốc quan trọng. Tuy nhiên, đạo bị cấm thì chữ Quốc ngữ cũng bị cấm và không có cơ quảng bá. Các văn bản của giáo hội Thiên chúa giáo còn để lại cho thấy, trong tiếng Việt, từ chữ Quốc ngữ đã hình thành một lối viết mới, mang tính chất “ tiền văn xuôi”. Lúc đầu lối văn Quốc ngữ này chỉ dùng để ghi chép và dùng vào các giáo dịch trong nhà đạo. Cuộc Pháp xâm đã tạo ra cuộc đổ bộ của văn hoá-văn minh châu Âu vào Việt nam kèm theo một áp lực tiếp xúc, dù có bảo thủ mấy cũng không cưỡng lại được.
Ba cánh quân của văn minh Pháp vào Việt nam là : a) dạy và học tiếng Pháp, b) báo chí và truyền thông Pháp, c) dịch thuật văn học Pháp.
Cuộc tiếp xúc trực tiếp đã có những ảnh hưởng sâu xa và có những tác động trực tiếp đến diện mạo ngôn ngữ và văn chương Việt nam. Đây là thời kỹ dự bị của việc thành lập một nền Quốc văn mới trong thế kỷ XX.
Sau khi thiết lập ách thống trị trẽn toàn cõi nước ta, thực dân Pháp coi việc phổ biến tiếng Pháp và đẩy lùi ảnh hưởng Hán học như một cuốn sách. Việc đầu tiên là inở trường dạy chữ Pháp ở N am kỳ rồi các trư ờ n ơ các trường tiểu học, trường th ô n s nsôn ở cả ba kỳ. Số người học và biết tiếng Pháp sau vài ba thập kỷ đã tăng lên. Báo chí tiếns Pháp được tung vào thuộc địa, và bắt đầu có cônơ chúng là lớp người Việt đầu tiên biết tiếng Pháp.
Đổng thời với báo chí tiếng Pháp là sự khai trương của nền báo chí quốc ngữ ở Nam kỳ v ớ i Gia định báo ( ỉ 865). Đầu thế kỷ X X , b á o c h í q u ố c ngừ đà được mở rộng ra Bác kỳ và toàn cõi nước ta, trở thành m ộ t c ô n2 việc tru y ề n
thông có ý nghĩa. Từ ngôn ngữ báo chí, một kênh mới đã mở ra cho ngôn ngữ văn học nước ta theo lô gích: không có ngôn ngữ báo chí thì không thể có văn xuôi mới. Không có văn xuôi mới thì cũng không thể có ngôn ngữ văn học cho các thể loại mới. ơ nước ta, ngôn ngữ văn học hiện đại đã ra đòi trước hết bằng con đường của ngôn ngữ báo chí. Ngôn ngữ thông tấn và ngôn ngữ bình luận là bước đi thứ nhất của ngôn ngừ văn xuôi tự sự sau này.
Trong văn học, lực lượng sáng tác căn bản trước kia là các nhà nho. Với họ, sách dạy đạo và phép tắc thánh hiền mới là mục tiêu chính, cũng là thước đo vậy. Họ vốn coi thường và xa lạ quốc vãn, thích từ chương, khuôn sáo. Nay thì khác, các nhà thức giả biết quan sát thế giới đời thường, bình dị, qua cuộc sống và các tiếp xúc đa dạng chung quanh minh.
Ngôn ngữ văn học bắt đầu có những khởi động biến chuyến, v ề trước, sáng tác văn học Nôm là bộ phận thứ cấp so với sáng tác bằng chữ Hán. Nay, sự tiếp xúc Âu tây đã thổi vào một làn gió nhẹ. Văn học tuy chưa thật sự có nhũng tác phẩm viết bằng quốc văn, nhưng các học giả đã bước đầu có cách xử lý mới.
N hư đã nói, lối viết văn trong các văn bản của giáo hội Thicn chúa giáo lúc xưa chỉ có trong các giao dịch nội giáo thì nay đã bước một bước ra vãn chương. Giáo sĩ Trương Vĩnh Ký, đã dùng lối văn này mà viết liChuyện đời xưa” (1866), “Chuyên khôi hài”( 1882), Huỳnh Tịnh Của viết “ Chuyện giải buồn” (Q.1,1880 và Q .II,1885). Đặc biệt, năm 1887, NXB Diệp vãn Kỳ ở Sài gòn đã cho in truyện ngắn (32 trang) nhan đề “Thầy Lazaro Phiền” của Nguyễn Trọng Quản. Đây là thiên truyện bằng văn xuôi lối mói đầu tiên, có kết cấu tự sự, có ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ đối thoại thường gặp trong các văn bản của giáo hội (với đặc trưng cú pháp là viết các câu rất dài, ghép nối các mệnh đề bằng rất nhiều liên từ).
Nền văn dịch được khởi đầu cũng là một nét mới. Nó chuẩn bị cho sự tiếp xúc lớn với ngôn n sữ châu Âu vài thập kỷ sau. Bước đấu tiên chưa phải là dịch thuật từ tiếng Pháp.
Xưa các nhà nho quan tâm dịch vận văn ra quốc văn và đã có nhiều thành tựu tốt. Nay các dịch giả lại tìm cách diễn dịch ra văn xuôi Việt, đó là nét mới. Trước tiên là một số sách giáo khoa chữ Hán rồi sau đó là trườns thiên tiểu thuyết chữ Hán (Trương Vĩnh Ký, Trần Văn T hôns, Trần Văn Khánh,..rồi Phan K ế Bính), dịch Tân thư. Qua biên dịch, do công việc, các dịch sia phái xây dựng những thuật ngữ xã hội và nhân văn sơ kỳ, mở đầu cho một nsữ
vựng mới (thoạt tiên là triết học, văn hoá, rồi m ở rộng dần ra), tích luỹ được kinh nghiệm cho việc tiếp xúc với từ ngữ mới của tiếng châu Âu sau này.
N hư vậy, nửa sau của th ế kỷ XIX, từ trong biến cố đau thương của việc mất nước, m ột sự đảo lộn của xã hội truyền thống Việt nam cũng đã bắt đầu. Ngoài ý muốn nô địch của bọn thực dân, và tư tưởng nô lệ của một bộ phận giai cấp phong kiến buổi suy tàn, d ân tỏc V iẽt đ ã biết “ lưa chèo khéo
chống”, tìm cách bảo tồn những giá tri văn hoá truyền thống, tiếp thu những giá tri cấp tiến của nhản loai để p h á t triển văn hoá trong hoàn cảnh mới của thế kv XX.