Tiêuchí phán loại câu tiếng Việt

Một phần của tài liệu Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống (Trang 42)

THEO QUAN ĐlỂM TRUYỀN thống

2.2.4 Tiêuchí phán loại câu tiếng Việt

Theo truyền thống câu tiếng Việt dược phân loại chú yếu dựa trên hai tiêu chí cơ bản. Tiêu chí thứ nhất, dựa vào mực đích nói năng của câu để phân loại. Lấy tiêu chí mục đích nói năng để phân loại, câu tiếng Việt được phán thành:

- Câu tường thuật (nhàm m ục đích k ế về hoạt động, trạng thúi, tính chất hay chủng loại của đối tượng).

- Câu nghi vấn (câu nhằm m ục đích nêu lên sự hoài nghi, của người n ói và

nó i chung đòi người nghe tường thuật hay nói về đặc trưng của đối tượng).

- Câu cầu khiến (nhằm m ục đích nói lên ý c h í của người nói và đòi hỏi

m ong muốn đối phương thực hiện những điều nêu ra trong câu nói).

- Câu cảm thán {nhàm nó i lên các thứ tình cảm, trạng thái tinh thẩn của

người nói)

{Nguyễn K im Thản 1997: 595, 599, 606, 609).

Phân chia câu dựa vào mục đích nói được đông đảo các nhà nghiên cứu tiếng Việt sử dụng và nhìn chung trong cách phân loại này, cả về số lượng, tên gọi cũng như quan niệm của đa số tác giả ít có sự khác biệt.

Cách phân loại thứ hai dựa vào cấu trúc ngũ’ pháp của câu. Cách phân loại này cũng rất phổ biến. Theo tiêu chí về cấu trúc ngữ pháp câu được phân thành các kiểu loại cụ thể hơn. Ricng cách phán loại này các nhà nghiên cứu vẫn còn có nhiều điểm chưa thống nhất, nhưng nhìn chung có hai kiểu phân loại nổi bật.

Kiểu thứ nhất dựa vào cấu trúc ngữ pháp câu và theo đó câu được phân thành hai kiểu câu cụ thể hơn đó là câu đơn (câu đơn giản) và câu ghép (câu phức hợp). Trong nội bộ của các kiểu câu lại có thể phân thành các kiểu loại nhỏ hơn. Cáu đơn được phân thành câu song phần, câu đơn phần, câu danh xưng. Tuy nhiên, trong nội bộ nhóm này, chí riêng tên gọi

các kiểu loại cụ thể của câu, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có dược sự nhất trí với nhau. Ví dụ: câu phân thành câu đơn - câu ghép, câu đơn phân thành câu đơn bình ihường, câu đơn đặc biệt; câu ghép phân thành câu ghép song song câu ghép qua lại (Uỷ ban KHXH 1983), câu đơn giản - câu phức hợp; câu đơn chia thành câu song phần câu đơn phần, câu danh xưng; câu phức hợp phân thành câu phức hợp liên hợp, câu phức hợp có liên hệ qua lại .v.v

(.Nguyễn K im Thản 1964).

Kiểu thứ hai phân câu thành ba kiểu loại nhó hơn: Câu đơn (câu đơn giản), câu trung gian (câu phức thành phần), câu phức hợp (câu ghép) đại diện cho cách phân loại này có Diệp Quang Ban, Hoàng Trọng Phiến, Hữu Quỳnh v.v. Trong nội bộ các kiểu nhỏ vừa được phân thành lại có thể phàn chia nhỏ hơn. Câu đơn phân thành câu đơn hai thành phần, câu đơn đặc biệt, câu đơn mở rộng thành phần phụ, nòng cốt, câu dưới bậc; câu ghép phàn thành: câu ghép có kết từ, câu ghép có phụ từ liên kết (câu ghép qua lại)...

Diệp Quang Ban 1992). Câu đơn phân thành câu đơn hai thành phần, câu

đơn một thành phần; câu phức hợp phàn thành câu phức hợp liên hợp, câu phức họp phụ thuộc lẫn nhau, câu phức hợp hỗn hợp (Hữu Quỳnh 2001). Như vậy, nhìn vào cách phân loại trên có thể thấy, vẫn còn tồn tại nhũng cách hiểu khác nhau khi sử dụng một tiêu chí, chưa kể cách xử lý các trường hợp cụ thể trong các tình huống cụ thể. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong mục (2.2.5).

Điểm giống nhau của các tác giả là việc đối lập giữa câu đơn và câu ghép. Các tác giả đều nhất trí rằng sự đối lập giữa câu đơn câu ghép về cơ bản chính là ở số lượng đơn vị cấu thành nên. Câu đơn là câu chí bao gồm một kết cấu C- V làm nòng cốt. Trong khi câu ghép lại có hai kết cấu C- V trở lên. Trong đó hai kết cấu c - V phải có quan hệ ngang bằng nhau về ngữ pháp còn về ngữ nghĩa chúng có thể là chính phụ, đẳng lập hay liên hợp. Sự khác biệt chủ yếu của hai cách phân loại trên chính là ở loại câu trung gian “câu phức thành phần” . Nhóm các tác giả thứ nhất không cho đây là kiểu câu đối lập với câu đơn và câu ghép. Ngược lại, nhóm thứ hai

cho rằng cần thiết phải có sự đối đối lâp này “Có ý kiến cho rằng nén coi tất cả những câu như trên hoặc đều là thành phần phụ mở rộng câu, hoặc đều là câu ghép. Cả hai đề nghị này đều chỉ có tác dụng gạt bỏ vấn đề ở một bậc miêu tả nào đó mà thôi , chứ không có tá dụng giải quyết vấn đề bởi vì ở bậc miêu tả chi tiết hơn ta lại phải bàn đến cấu tạo của cái phần mở rộng câu ấy hoặc cái vế của câu ghép và lúc bấy giờ không thể không đối diện với tất cả sự phức tạp nêu ở đây” (Diệp Quang Ban 1992 : 202). Vậy câu

trung gian là gì? Tác giả cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt (câu)” cho rằng : “Câu trung gian là kết quả khai triển cấu trúc câu đơn, nhưng không còn ở bậc câu đơn mà cũng chưa đến bậc câu ghép (Hoàng Trọng Phiến 1980 : 189). Câu đơn có một đơn vị tính vị ngữ; câu trung gian có hai, nhưng một đơn vị phụ thuộc vào một yếu tố của đơn vị kháe (Hữu Quỳnh 2001 : 227).

Một phần của tài liệu Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống (Trang 42)