Một vài dặc điểm của cú pháp tiếng Việt

Một phần của tài liệu Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống (Trang 29 - 31)

Khác với các ngôn n gữ không đơn lập (chủ yếu là các ngôn ngữ hoà kết) từ Irong tiếng Việt không biến đổi hình thái, hình thái của từ không tự nó chí ra mối quan hệ giữa các từ trong câu, không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ. Qua hình thái, tất cả các từ dường như không có mối quan hệ gì với nhau; chúng đứng ở các câu tương tự như khi đứng một mình. Và gánh nặng cú pháp được đặt cả vào trật tự từ và hư từ. Do vậy các phương thức trật tự từ và hư từ là những phương thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng Việt.

Cũng chính sự không biến đổi hình thái đã mang đến một đặc điểm rất riêng của tiếng Việt đó là ranh giới giữa các từ loại không rõ ràng do vậy mà việc phân xuất các đơn vị phải dựa trên nhiều tiêu chí. Theo Hoàng Trọng Phiến ngay cả biên độ giữa chủ ngữ, vị ngữ, giữa định ngữ cũng rấl phức tạp và ngay cả các vế câu ghép cũng khó xác định “chúng tôi hình dung sự “móc xích” các đơn vị cấu trúc tiếng Việt dưới dạng sơ đồ nếu cho a = âm tiết, b = hình vị, c= tiếng một, d = từ, đ = tổ hợp từ (kể cả kết cấu chủ vị), e = câu đơn thì ta có: a < b < c < d < đ < e” . Theo ông; đó là cơ sở để Nguyễn Tài c ẩ n gọi đơn vị co' sở, đơn vị gốc của ngữ pháp tiếng Việt là “tiếng mộ t” . Nếu dựa vào hệ thống các đơn vị này, một đơn vị cú vị theo khối lượng và chức năng thì tình trạng trùng nhau giữa cú vị với tiếng một, với từ ghép với đoản ngữ lại phức tạp hơn. Do vậy đặc điểm về sự không rõ ràng trong ranh giới từ loại quy đinh cách nhìn và cách xử lý các đơn vị của các địa hạt nghiên cứu nhất là địa hạt của ngữ pháp học, cú pháp h ọc ”

Tiếng Việt là một ngôn ngũ' có thanh điệu, đây là một đặc điểm khác biệt rất lớn giữa tiếng Việt với một số ngôn ngữ Âu châu. Ngữ điệu thì ngôn ngữ nào cũng có. Tuy nhiên ngữ điệu tiếng Việt lại chịu sự chi phối của các thanh điệu, mặc dù ngữ điệu gắn với câu còn thanh điệu gắn với âm tiết. Do vậy, ngữ điệu của tiếng Việt có phần khác với ngữ điệu của mội số ngốn ngữ không có thanh điệu (về vai trò của ngũ' điệu nhu' một tiêu chí nhân diện kiểu câu được trình bày trong mục 2.2.3).

1.6 Tiểu kết.

Trong chương này chúng tôi đã trình bày một vài vấn đề chung của cú pháp học, những nét khái quát về việc nghiên cứu cú pháp ó' trong và ngoài nước. Qua những trình bày ở trên chúng tôi nhận thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với cú pháp nếu so với từ pháp là chưa nhiều. Ớ Việt Nam ngành khoa học ngôn ngữ phát triển muộn hơn nhiều nơi trên thế giới nên mối tương quan này càng thể hiện rõ nét hơn. Chúng tôi cũng chí ra rằng, trong nghiên cứu cứ pháp việc xác định đối tượng của cú pháp học rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến khuynh hướng nghiên cứu. Ngoài ra, loại hình của tiếng Việt cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu cú pháp do vậy cần phải tính đến những đặc trưng về loại hình. Trong truyền thống câu được xem là đơn vị bậc cao nhất trong các đơn vị ngôn ngữ. Tuy nhiên, nó k hô ng phải là đơn vị CO' sở, nó là sự kết hợp của cạc ngữ đoạn. Xét từ góc độ này thì vai trò của cú là rất to lớn. Vậy nhưng trong nghiên cứu cú pháp truyền thống cú rất khi được quan tâm thảo luận, thường bị gạt ra ngoài các đơn vị mô tả hoặc được đặt dưới hình thức một đơn vị khác (câu đơn). Vì lý do đó, trong nhũng chương tiếp theo chúng tôi sẽ đi khảo sát hai khái niệm có nhiều điểm tương đồng này.

Chương 2

Một phần của tài liệu Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống (Trang 29 - 31)