THEO QUAN ĐlỂM TRUYỀN thống
2.2.2.2 Tiêuchí cấu trúc
Dựa trên tiêu chí cấu trúc, câu được nhận diện như là một đơn vị được cấu tạo bằng các thành tố ngữ pháp. Nói cách khác, nó là phạm vi lớn nhất của các mối quan hệ chính danh. Tất cả.các quan hệ ngữ pháp chí có được trong phạm vi câu. Dựa trên cấu trúc ngữ pháp để nhận diện là cách làm phổ biến của các các nhà nghiên cứu. Theo liêu chí này, càu được nhận diện bới cấu trúc của nó. Đó là các quan hệ ngữ pháp chi có được ở bậc câu, các đơn
vị dưới bậc không thể có được các mối quan hệ này. Ví dụ: Chim hót. (kết
cấu, chủ - vị)[1 ]
Á n cơm. (kết cấu, động từ- bổ ngữ)[2] Đồng hồ ba kim . (kết cấu, hạn định)[3]
{Hoàng Trọng Phiến - 1980: 81)
Trong các ví dụ trên thì chỉ [1] được xem là có quan hệ ớ cấp độ câu, còn [2] và [3] được xem là những quan hệ của từ thuộc cấp độ từ. Như vậy, cấu trúc Chủ - Vị chính là điều kiện cần yếu để nhận diện câu trong tiếng Việt, và cũng là cơ sở để phân biệt với các cấu trúc khác không thuộc bậc câu “k ế t cấu chủ - vị như trên làm thành câu tối thiểu. M ột câu tối thiếu
thông thường được nhận biết bằng quan hệ hai thành t ố’ (Hoàng Trọng
Phiến - 1980: 83).
Thừa nhận Chủ - VỊ là cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là cách làm có được sự nhất trí của số đông những nhà nghiên cứu. Dựa trên tiêu chí cấu trúc câu có thể được nhận diện cụ thể hơn như là nhũng đơn vị có cấu trúc đơn giản (câu đơn), có cấu trúc phức tạp (câu phức), có cấu trúc phức tạp nhưng có mối quan hệ ngang hàng giữa các thành tố (câu ghép).v.v. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này, xem xét cụ thể hơn trong phần tiêu chí phân loại
câu (2.2.3). ■
Bên cạnh việc coi cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là cấu trúc Chủ - Vị còn có một quan niệm khác - quan niệm cho rằng cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là cấu trúc Đề - Thuyết, đây là quan niệm của các tác giả thuộc Uỷ ban KHXH trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (1983). Theo hướng này một tổ hợp được nhận diện là câu khi nó có thuyết tính và chưa thành câu khi chưa có thuyết tính.
nội dung của câu. Với một tập hợp các tiêu chí, không khỏi khiến người ta băn khoăn vậy thì: “Trong các tiêu chí trên, những tiêu chí nào là tiêu chí cần yếu đối với việc nhận diện câu? Có cần thiết căn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau đó không? Nếu có thì các tiêu chí trên bổ sung cho nhau thế nào?.v.v.
Lấy tiêu chí ngữ nghĩa mà đông đảo các nhà nghiên cứu đề xuất khi nhận diện câu làm ví dụ. Theo tiêu chí này, câu được nhận diện như là một đơn vị có nghĩa lọn hẳn, một tư tưởng tương đối đầy đủ, một ý hoàn toàn dứt khoát, một ý trọn vẹn.v.v. Khi lấy tiêu chí này để xác định câu, các nhà nghiên cứu phải đương đầu với một vấn để nan giải thế nào là trọn vẹn, là một ý hoàn toàn dứt khoát, một tư tưởng tương đối đầy đủ. Rõ ràng khó có thể chỉ ra được một cách hiển ngôn khi mà ngay bán thân nó phụ thuộc vào “cảm thức của người bản ngữ” cái ấn tượng đó là luỳ vào cá nhân, hoàn cảnh. Ví dụ đã dẫn ờ mục (2.2.1) của Trương Văn Trình và Nguyễn Hiến Lê là một minh chứng. Theo tác giả, đoạn văn này được chia làm hai câu; nhưng giá có hợp hai câu làm một cũng được, mà có ngắt câu [1] ra làm hai đặt dấu chấm ở trước “bới thế” cũng được nữa. Do vậy, coi đây là một tiêu chí nhận diện, thiết nghĩ là một cách làm ít hiệu quả, chỉ nên xem nó là một nét bổ sung chứ không phải là một điều kiện cần yếu để nhận diện câu.
Dựa vào lô gíc để nhận diện câu là cách làm của một số học giả. Cách làm này không phải không có những tác dụng đáng kể, bởi trong nội dung biểu hiện của ngôn ngữ, lô gíc chiếm một bình diện khá quan trọng, có thê thấy rõ điều này qua mô hình tam phân của c .s . Peirce, một trong ba siêu chức năng quan trọng của cú theo cách nói của M.A.Halliday. Tuy nhiên, nếu vì thế mà đánh đồng giữa ngôn ngữ và lôgích, “đánh một dấu bằng giữa câu và phán đ oán ” thì lại là một việc làm sai lầm. Lấy đó là một tiêu chí để nhận diện câu thì chắc chắn ta lại phải viện đến những tiêu chí bổ sung và vô hình trung chúng ta lại phải đối mặt với một định nghĩa về câu mà ở đó
câu được tổng hợp từ nhiều nhiều nguồn, nhiều góc cạnh và một định nghĩa kiểu khái niệm là không tránh khỏi.
Cách nhận diện câu đứng trên quan điểm giao tiếp là cách làm khá khả quan vì nó đem lại không ít những thành quả. Câu là đơn vị nhó nhất được dùng trong giao tiếp. Trên phương diện này câu được xem như là nơi thể hiện thái độ, sự nhận định của người nói với hiện thực. Nhận định đó có thể là khẳng định, hay phủ định; thái độ có thể là nghi ngờ, hay cầu khiến, ra lệnh hay khẳng định. Mặt khác, cũng bởi chỉ câu là đơn vị được dùng trong giao tiếp còn các đơn vị như từ, hình vị ... không có được cương vị này nên vì thê không đâu khác câu chính là nơi để người nói thể hiện mình; đó là quan điểm, tình cảm.v.v điều đó là sự thật không thể bác bỏ. Tuy nhiên, cái ta cần ở đây lại là một tiêu chí đủ mạnh để nói lên cái gì được thực hiện qua những nhận định, thái độ chủ quan ấy. Và do vậy, nó có tác dụng trong việc phân loại nhiều hơn là trong việc nhận diện câu với các đơn vị không phải câu.
Dựa vào cấu trúc ngữ pháp để nhận diện câu là cách làm phổ biến nhất của các nhà nghiên cứu truyền thống. Đây cũng là một cách làm có hiệu quả bởi chỉ ở bậc câu các mối quan hệ ngữ pháp mới được xem là đầy đủ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại chưa thống nhất được một điểm quan trọng nhất đó là “cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là gì? Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là “Chủ-Vị” . Tuy nhiên, cũng còn mộl bộ phận các nhà nghiên cứu cho rằng kết cấu cơ bản ấy là “Để- Thuyết” . Quan điểm này càng có cơ sở hơn khi mà Cao Xuân Hạo trong khi đi khảo sát vể câu tiếng Việt đã chỉ ra rằng có đến 75% số lượng câu tiếng Việt được cấu tạo, hay có cấu trúc “Đề - Thuyết” . Như vậy, dựa trên cấu trúc ngữ pháp sẽ không mang lại một kết quả như mong muốn khi mà cái quan trọng nhất, cái cấu trúc cơ bản chưa được nhận diện đúng đắn.
Tiêu chí dựa vào ngôn điệu và âm vị mà một số nhà nghiên cứu sử dụng đề nhận diện câu được xem là một tiêu chí gây nhiều tranh cãi. Cao Xuân Hạo khi bàn đến vấn đề này đã chỉ rõ, dưới đây chúng tôi trích nguyên văn:
“Trong cấc thuộc tính ngữ âm học, nhiều tác giả nói đến sự có m ặt của m ột chỗ ngừng ở đẩu và cuối câu (chẳng hạn, Harris-1954: 14). Đặc trưng này có thật và có ít nhiều giá trị thủ phấp, nhưng nó không cho ta biết gì về cương vị của câu cả. vả lại kh ó lòng biết được chỗ ngừng cuối câu với chỗ ngừng giữa câu.
Ngoài ra, người ta còn viện đến ngữ điệu. N gữ điệu hiếu theo nghĩa là những nét ăm điệu bao trùm lên những ngữ đoạn lớn hơn từ (khấc với thanh điệu) quả có được dùng vào những m ục đích ngôn ngữ học ở m ột s ố ngôn ngữ - toàn là những ngôn n g ữ không có thanh điệu. Những tác giả nói đến ngữ điệu như là m ột đặc trung của câu bao g iờ cũng nói rõ nó có giá trị đó trong ngôn ngữ nào (chẳng hạn xem B loom ũeld 1933: 170). Và ngay trong những ngôn ngữ dùng ngữ điệu đ ể phân biệt câu hỏi với câu khẳng định chẳng hạn, nghĩa là dùng ngữ điệu đ ế phân biệt loại câu chứ không phải đ ế phân định biên giớ i của câu, tức là phân biệt câu với cái g ì chưa phải là cấu, thì đó cũng là m ộ t n ét phụ không tất yếu và không đặc thù. Chẳng hạn ngữ điêu đi lên trong tiếng A nh có th ể đánh dấu cẩu hỏi, nhưng nhiều câu hỏ i không có ngữ điệu đi lên và rất nhiều đoạn câu không phải là càu hỏi lại có ngữ điệu đi lên y h ệt như câu hởi (Hockett 1958: 199).
N gữ điệu nó i chung là m ộ t hiện tượng ngoài ngôn ngữ, thường được kèm theo ngôn n g ữ với tính cánh là m ộ t công cụ hỗ trợ như củ chỉ gật đẩu, nháy mắt, khua tay theo lời nói. N ó không phải là m ột thuộc tính của câu nói mà là m ột nét đặc trưng có tính chất cử ch i đệm theo hành động phát ngôn (Berendonner 1981: 14).(...)
Theo những thực nghiệm bằng sonagraph, đường nét ẵm điệu của cấu tiếng Việt lệ thuộc hoàn toàn vào thanh điệu của cắc lừ (tiếng ), k ể cả k h i từ m ang "khinh thanh”. Những hiện tượng “lên giọng, xuống g iọ n g ” được thực hiện trong m ộ t phạm vi rất eo hẹp mà nếu vượt ra ngoài thì câu không còn hiếu được nữa (vì cấc thanh điệu bị biến dạng), và chí có tác dụng biểu cảm. N gừng n ét âm điệu mà Thompson (1965) g ọ i là “ngữ điệu
kết thúc câu ” là những nét có th ể có được trong m ộ t vài tình huống, nhất định nhưng hoàn toàn không phải là m ột đặc trưng bất biến của phẩn k ết thúc câu. Những k ế t quả thực nghiệm do Hoàng Cao Cương (1985) thu được bằng m ấy glottograph cho thấy rằng tác dụng của ngữ điệu trong việc phân loại câu “m ờ nhạt hơn nhiều so với các ngôn n gữ không có thanh đ iệ u ”, và không th ế k ế t luận g ì về sự tương ứng củã m ộ t ngữ điệu xấc định với đơn vị câu, nhất là đối với câu trần thuật bình thường: m ay ra nhờ ngữ điệu có thế phân biệt m ột bên là câu h ỏ i xác định với cău mệnh lệnh với bên kin là cấc loại câu khác (1985:47). Những th í nghiệm xoá băng g h i âm cho thấy rằng những đoạn tách ra k h ỏ i câu nếu có đủ những điều kiện n gữ phấp đ ế được hiểu như m ộ t câu, đều được người nghe cảm thụ như m ột cảu bình thường. Chẳng hạn những đoạn in nghiêng trong câu sau đây, sau k h i Ẵoá những phẩn đi trước và đi sau trên băng từ so với những câu trọn vẹn, cũng gồm những từ như th ế không th ể phân biệt được (...)
A nh nhớ đến làng Bồn và ngôi nhà của dì anh. Bà M iến nghèo k h ổ và hiền lành.
Hai anh em ăn học trên tỉnh.
D ĩ nhiên, các tấc giả đưa ngữ điệu vào định nghĩa câu trong tiếng Việt đều khẳng định những điều như: “Câu có m ộ t ngữ điệu nhất định ” hay “ chỗ k ế t thúc của câu được đánh dấu bằng điếm chấm dứt ngữ điệu của câu ” chứ không bao g iờ cho biết cái ngữ điệu quyết định cương vị của câu đó rã sao. Họ ch ỉ có lý m ộ t phẩn nào đối với trường họp đặc biệt như khi các từ không có “tính vị n g ữ ” lầm thành câu, chẳng hạn:
Quân khốn kiếp! M ẩ y bay / V. v ”
(Cao Xuân Hạo 2004: 29,30,31)
Có lẽ không cần bình luận gì thêm quanh việc đưa ngôn điệu và âm
nói nên được cương vị của câu ra sao. Trong tiếng Việt nó chỉ có tác dụng phân biệt loại câu, chứ không phải phân biệt câu với những đơn vị không phải là câu.
Như vậy, những tiêu chí đặt ra để nhận diện câu trong tiếng Việt của các tác giả theo quan niệm truyền thống nếu xét riêng từng tiêu chí thì xem ra chưa thực sự thuyết phục. Nhũng định nghĩa về câu cũng do vậy mà thiếu đi sự đồng bộ nhất quán. Ngôn ngữ vốn sinh ra và tồn tại bởi những chức năng mà nó thực hiện, thế nhưng ngữ pháp truyền thống lại coi nhẹ mặt chức năng, tiêu chí về chức năng vì thế không được coi là một tiêu chí quan trọng để nhận diện câu có chăng cũng rất mờ nhạt và rất hiếm hoi. Có thể xem “Ngữ pháp tiếng Việt” của Uỷ ban KHXH là một thể nghiệm như vậy. Tuy nhiên, trong toàn bộ công trình thì hướng đi này lại không nhất quán.
Trên thang cấp độ, câu (cú theo cách nói của M.A.Halliday) là đơn vị cao nhất. Nó là nơi tập trung của nhiều mối quan hệ khác nhau, là nơi mà không đâu khác hội tụ đầy đủ các mối quan hệ của ngôn ngữ. Có thể nói nó là một đối tượng phức tạp và đa diện nhất. Việc định nghĩa câu cũng vì thế mà còn nhiều bất đồng, bởi nhìn ở mỗi góc độ, mỗi phương diện sẽ cho ta những diện mạo, hình hài không thể giống nhau. Và cứ như vậy, có lẽ sẽ không thể nào có thể có được một định nghĩa có sự nhất trí hoàn toàn. Có thể đưa ra một khái niệm về chúng nhưng đó là việc làm khác. Điều đáng nói ở đây là làm thế nào để có một định nghĩa về câu phản ánh đứng cái diện mạo của nó trong mối quan hệ mà chúng ta đang xét và cũng chí có ở đó ta mới có thể có được một định nghĩa phản ánh đúng cái diện mạo ta đang cần tìm. Ngữ pháp chức năng không tìm câu trả lời xem câu có cấu trúc như thế nào, mà lại hướng tới chức năng của chúng, chúng có chức năng gì trong ngôn bản? Ngôn ngữ sinh ra vốn không có mục đích tự thân. Sự có mặt của nó là do nhu cầu giao tiếp của con người. Nhìn từ góc độ này thì hệ thống ngôn ngữ không đơn thuần là hệ thống của các kí hiệu nó là hệ thống của các chức năng, do nó và vì nó mà tồn tại. Cũng vì thế ngữ pháp chức năng được đánh giá cao hơn vì đã đặt bình diện chức năng của ngôn
ngữ lên hàng đầu. Vì sự không nhất quán trong cánh nhận diện câu đã khiến người ta không khỏi nghi ngờ về tiêu chí phân loại của chúng.