Chấp nhận sự tồn tại của kiểu câu này

Một phần của tài liệu Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống (Trang 54 - 57)

THEO QUAN ĐlỂM TRUYỀN thống

1.3.2.2 Chấp nhận sự tồn tại của kiểu câu này

Việc chấp nhận loại câu này là cách làm cúa đông đảo nhà nghiên cứu Việt ngữ, tuy nhiên sự tồn tại của chúng mới chỉ được xem là ngoại lệ và được gọi bằng nhiều tên khác nhau như đã trình bày ở trên. Loại câu này cũng được nhận diện bằng nhiều liêu chí khác nhau nhưng chủ yếu chúng được nhận diện dựa trên ba tiêu chí: tiêu chí về hình thức, tiêu chí về cấu trúc và tiêu chí về nội dung. Trong khi nhận diện loại câu này các nhà nghiên cứu có cách áp dụng các tiêu chí khác nhau. Có người dựa hãn vào

một tiêu chí để xác định hoặc kết hợp các tiêu chí và thậm chí là một bộ các tiêu chí. Về các tiêu chí nhận diện câu chúng tôi trình bày trong mục(2.2.2).

Môi giái pháp trên đêu có mặt mạnh và mặt yếu riêng của mình tuy nhiên trước sự đa dạng và phức tạp của vấn đề các giải pháp trên thực tế vẫn thiếu tính đồng bộ dẫn đến một thực tế là việc xử lý tư liệu phải căn cứ trên một loạt các tiêu chí, các tiêu chí được đề xuất biệt lập với nhau dẫn đến tình trạng thiếu nhất quán trong cách làm việc. Mặt khác bình diện chức năng, bình diện quan trọng bậc nhất của ngôn ngữ trong vai trò là công cụ giao tiếp của con người lại rất ít khi được ngữ pháp truyền thống đề cập đến.

Tuy nhiên, diện mạo của vấn đề sẽ khác đi nhiều khi người ta không quá lệ thuộc vào văn bản (chữ viết). Nếu như ngôn ngữ của một dân tộc nào đó chưa có chữ viết thì hẳn những dấu chấm câu đã không làm cho nhà ngôn ngữ phải lúng túng trước những trường hợp như vậy. Những câu như

“Bộ đội, đói, m ỏ i mệt, buồn ngủ, ngứa n g á y’ hay "Bộ đội đói. M ỏi mệt. Buồn ngủ, Ngứa n g ẩ ỹ \ Chẳng qua là sự khác biệt trong cách diễn đạt bằng

chữ viết chứ không liên can gì đến bản chất của vấn đề được nói đến. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu dựa vào hình thức để xác định câu Thompson (1985) cho rằng “câu là đơn vi nằm giữa hai dấu chấm” . Thuần tuý hình thức như vậy không khỏi dẫn đến sư võ đoán trong nghiên cứu: “câu lệ thuộc vào dấu chấm chứ không phải là dấu chấm để ghi lại câu?”

/. 4 Tiểu kết

Trong chương này chúng tôi đã khảo sát khái niệm cáu đơn theo quan niệm truyền thống. Qua những trình bày ở trên có thể thấy vấn đề định nghĩa câu là một trong những vấn đề phức tạp của cú pháp học, trên thực lê nó không chỉ là vấn đề riêng của tiếng Việt. Những trình bày trong chương này cũng đã chỉ ra những đóng góp quan trọng của ngữ pháp truyền thống; những cố gắng vượt bậc của các nhà nghiên cứu tiếng Việt trong việc giai quyết một vấn đề xưa nay được xem là “gai góc của cú pháp học nói riêng

và ngữ pháp học nói chung; và qua đó cũng có thể thấy được sự vận dụng sáng tạo các đường hướng nghiên cứu, những thành tựu trong nghiên cứu ngôn ngũ’ nói chung và cú pháp học nói riêng của nhiều trường phái nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới vào tiếng Việt.

Tuy nhiên, trong khi giải quyết vấn đề này, ngữ pháp truyền thống cũng bộc lộ những hạn chế của mình. Tựu chung lại có thể thấy những hạn chế cơ bản sau: thứ nhất là xuất phát từ những đường hướng coi trọng hình thức hơn nên trong nghiên cứu bình diện nghĩa chưa được ngữ pháp truyền thống quan tâm thoả đáng; thứ hai theo truyền thống ngôn ngữ chỉ được xem là một tập họp các quy tắc chứ không phải là nguồn lực để tạo nghĩa và do vậy những tiêu chí đề xuất để nhận diện câu không có sự hỗ trợ liên hệ lẫn nhau giữa hình thức và ý nghĩa (tiêu chí hình thức và tiêu chí về nội dung), điều này còn xuất phát từ một Ịý do khác cũng không kém quan trọng đó là do xuất phát từ nhiều đường hướng nghiên cứu khác nhau nên các tiêu chí đề xuất để nhận diện được xem là biệt lập với nhau; thứ ba là cú - một trong những phạm trù quan trọng nhất của bất kì một ngôn ngũ' nào (nhìn từ quan điểm chức năng hệ thống), không được công nhận như là một đơn vị mô tả một cách hiển ngôn. Chúng rất ít khi được thảo luận hoặc chí được thảo luận dưới một hình thức khác (câu đơn).

Xuất phát từ thực tế trên và nhận thấy vị thế to lớn của cú như là một đơn vị mô tả quan trọng nhất của lý thuyết chức năng hệ thống. Chương (3) chúng tôi sẽ dành để khảo sát cú tiếng Việt theo quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống, với hi vọng có thể làm sáng tỏ một sô vấn đề.

Chương 3

Một phần của tài liệu Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)