- Tronơ cái hang tối tăm, bẩn thỉu ấy sống một đời khốn nạn những
PHẦN KẾT LUẬN
Trong ba chương của luận văn, chúng tôi dành chương 1 để trình bày nhưng van đe chung cua cu phap học nhu viêc xác đinh đối tượng của cú pháp học. Đây là công việc quan trọng nhất vì việc xác định đối tượng nghiên cứu có ảnh hướng rất lớn đến đường hướng nghiên cứu và tất yếu có những ảnh hướng đến kêt quả nghiên cứu. Trong chương này chúng tôi cũng trình bày những nghiên cứư về cú pháp ở trong và ngoài nước và trình bày một vài đặc điểm quan trọng của cú pháp tiếng Việt. Những trình bày này đã cho thấy những tình hình chung cũng như những nghiên cứu cụ thê về cú pháp tiêng Việt. Trong phần 1.6 chúng tôi đã chỉ ra rằng cú có vai trò và vị thê đặc biệt trong tư cách là một đơn vị ngữ pháp. Tuy nhiên, nó chưa được quan tâm một cách thoả đáng.
Chương thứ hai chúng tôi đi vào khảo sát khái niệm câu đơn theo quan niệm truyền thống (quan niệm truyền thống là cách gọi của chúng tôi để chỉ những đương hướng nghiên cứu trước ngữ pháp chức năng). Trọng tâm của chương dành để khảo sát khái niệm về câu (đơn) những tiêu chí được các nhà nghiên cứu theo quan niệm truyền thống dùng để nhận diện câu. Căn cứ vào những khảo sát đó chúng tôi nhận thấy các tiêu chí được đề xuất để nhận diện câu tiếng Việt được xem là biệt lập với nhau, mỗi tiêu chí được đề xuất biệt lập với các tiêu chí khác nên không có sự hỗ trợ nhau. Chúng tôi cũng đã chỉ ra những hạn chế của từng tiêu chí nhận diện. Và khi một tiêu chí không đủ mạnh các nhà nghiên cứu theo quan niệm truyền thống đã phải viện đến một số các tiêu chí bổ sung và điều đó dẫn đến một hê quả là những định nghĩa về câu tiếng Việt có tinh khai mẹm va khong được phát biểu một cách hiến ngôn. Dựa vào một hợp các tiêu chí để nhận diện câu đã vô tình phá vỡ mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung trong câu.
Chương 3 chúng tôi dành để khảo sát khái niệm cú theo quan điểm của ngôn ngữ học chức năng hệ thống. Trong chương này chúng tôi điểm qua vai trò và vị thế của cú trong ngữ pháp truyền thống. Chúng tôi nhận thấy, trong nghiên cứu truyền thống cú rất ít được thảo luận và chủ yếu được thao luạn dươi một hình thức khác. Muc 3.2 chúng tôi trình bày vai trò và vị t hế của cú trong ngôn ngữ học chức năng hệ thống từ đó chỉ ra vai trò quan trong của cú với tư cách là đơn vị cao nhất của ngữ pháp. Trọng tâm cua chương ba chúng tôi dành để trình bày những tiêu chí nhận diện cú bao gồm các tiêu chí ngữ nghĩa và các tiêu chí ngữ pháp - từ vựng. Qua đó, chỉ rõ tính nhất hệ thống giữa các tiêu chí dùng để nhận diện đơn vị cú trong tiếng Việt và có sự so sánh giữa việc nhận diện cú bằng các tiêu chí theo quan niệm truyền thống với nhận diện tiêu cú theo tiêu chí của ngôn ngữ học chức năng hệ thống đề xuất. Qua so sánh chúng tôi nhận thấy tính chất ưu việt của các tiêu chí dùng để nhận diện cú theo lý thuyết chức năng hệ thống là ở chỗ:
Ngữ pháp chức năng nhìn cú với ba nét nghĩa. Nét nghĩa biểu đạt tư tưởng, ở đó cú như là sự thể hiện, một sự giải thích cho một quá trình nào đó trong kinh nghiệm đang diễn ra của con người (quá trình vật chất, quá trình quan hệ, quá trình tinh thần, quá trình hành vi, quá trình phát ngôn, quá trình hiện hữu, quá trình phát ngôn). Hành thể là tham tố tích cực trong các quá trình. Nó là thành phần mà người nói mô tả như là người thực hiện hành động. Nét nghĩa liên nhân, ở đó cú có ý nghĩa như là sự trao đổi, một sự giao dịch giữa người nói và người nghe, hình thành nên những chức năng lời nói cơ bản như: nhận định, yêu cầu, cho thông tin, nêu ý kiến quan điểm của người nói người viết. Và chủ ngữ chính là sự bảo đảm (bảo hành) cho sự trao đổi và nó là thành phần mà người nói thực hiện để chịu trách nhiệm cho điều mình đang nói. Nét nghĩa thông điệp, ơ đo cu co y nghía cua mọt thông điệp một lượng tử thông tin. Và đề ngữ chính là xuất phát điểm của một thông điêp nó là thành phần mà người nói chọn lam can cư.
Ba nét nghĩa này cũng hình thành ở đâu đó trong các định nghĩa vể câu đơn trong ngôn ngữ học truyền thống. Tuy nhiên, chúng khống được hệ thống hoá, không được xây dựng trên một khung lý thuyết toàn diện. Ngữ pháp chức năng hệ thống đã làm được điều đó; nhìn cú như là sự thể hiện, giải thích kinh nghiệm của chúng ta; như là sự trao đổi trong giao tiếp và như là một cấu hình kết cấu nên ngôn bản. Ba nét nghĩa này được hiện thực hóa trên tầng ngữ pháp - từ vựng hình thành nên một phần tiêu chí để nhận diện cú. Đó là một điểm mạnh nữa của ngữ pháp chức năng vì những tiêu chí đề xuất để nhận diện cú không chỉ gồm các tiêu chí về ngữ nghĩa mà còn gồm cả các tiêu chí về hình thức. Giữa hai nhóm tiêu chí này có sự quan hệ bổ trợ lẫn nhau. Do đó, không làm mất đi quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung. Đây là hạn chế mà ngữ pháp truyền thống chưa khắc phục được. Việc nhìn nhận cú một cách toàn diện và mô tả chúng trong một khung lý thuyết toàn diện, đã giải thích tại sao lý thuyết chức năng của M.A.Halliday đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới.
P H Ụ L Ụ C