Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ngành khoa học ngôn ngũ' ở Việt Nam phát triển muộn hơn nhiều nơi trên thế giới. Do vậy, mà những nghiên cứu về cú pháp tiếng Việt cũng ra đời cách đây chưa lâu, từ khoảng giữa thế kỉ 19. Những nghiên cứu về cú pháp tiếng Việt thời kì đầu chủ yếu là “dựa theo”, “mô phỏng” lại cách làm của ngữ pháp La Tinh hoặc ngữ pháp dùng trong nhà trường phổ thông của người Pháp, hoặc chỉ làm một việc phiên dịch, so sánh ngữ pháp, cho nên bộ môn cú pháp chưa được coi trọng đúng mức.
Công trình đầu tiên viết về cú pháp tiếng Việt được biết đến đó là cuốn từ điển “Việt - Bồ - L a” của A.d. Rhodes (1651). Tuy nhiên, đó cũng chỉ dừng lại ớ việc đưa ra một vài nguyên tắc, mẹo luật của cú pháp tiếng Việt:
1. Chú ngữ đặt trước động từ; nếu không không còn là chú ngữ nữa: m ày cười, cười mầy.
2. Danh từ theo sau động từ là bổ ngữ: tôi m ến chúa, chúa m ến tôi.
3. Từ chính đặt trước từ phụ: chúa cả, thằng nhỏ, lệ ngoại, cả lòng, cả gan.
4. Khi hai danh từ đi liền nhau danh từ thứ hai là bổ ngữ của danh từ thứ
nhất: chúa nhà, nhà chúa.
5. Tính từ có ý nghĩa động từ; không cần dùng động từ khi đứng trước tính từ có một từ chỉ rõ ràng: n ú i n à y CHO, áo n à y dài.
6. ít dùng các liên từ để nối tiếp; nếu bỏ đi thì văn hoa hơn: kẻ có đạo thì thức sớm, đọc kinh, lẩn hột, đi xem lễ, th í cho k ẻ khó..
7. Lặp lại chủ ngữ trước từng động từ: tôi lụy thầy, tôi bởi lằng mà đến, tôi đã nhọc, tôi xin xư n s tội...
8. Có nhiều tiếng sang trọng khó dịch sang tiếng ngoại quốc, ví dụ: thì vừa chỉ nguyên nhân {có muốn thì làm) vừa chỉ đối lập: có kẻ thì lành có k ẻ thì dữ.iìềng Việt.
{Dẫn theo, N su yễn K im Thản 1997: 388,389)
Kể từ công trình của A.d. Rhodes phải rất lâu sau đó mới có những công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên trọng tâm của những công trình thời kì tiếp theo này chỉ đặt vào từ pháp học. Cú pháp học cũng được các nhà nghiên cứu đề cập tuy nhiên mới chỉ rất sơ sài. Có thể kể đến một số nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Trương Vĩnh Ký, Trương Vĩnh Tống, Lê Ngọc Vượng, G. Ô-ba-rê. ■
Một số nhà nghiên cứa cũng đã bước đầu phân chia ngữ pháp ra thành từ pháp và cú pháp. Tuy nhiên, cách làm, phạm vi, mức độ của họ không giống nhau, khuynh hướng nghiên cứu cũng không đồng nhất. Tiêu biểu cho thời kì này là các nhà nghiên cứu như: Lê Quang Trinh, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân.v.v. Nhìn chung, trong công trình của họ cú pháp vẫn bị xem nhẹ, trọng tâm vẫn chủ yếu được đặt vào từ pháp. Ví dụ:
Grammond và Lê Quang Trinh chỉ dành cho cú pháp vẻn vẹn có 6 trang trong tổng số 297 trang. Lê Văn Lý trong công trình của mình sau khi nghiên cứu kết cấu của các loại âm vị, phân loại từ tiếng Việt cũng chí dành cho cú pháp sự quan tâm không nhiều chú yếu nói đến khả năng kết hợp từ loại. Ví dụ, về những từ loại thuộc loại A có thể thấy từ ! đến 6 đơn vị trong câu; loại B từ 1 đến 7; loại B' từ 1 đến 3, loại c từ 1 đến 9, ví dự:
■ Sáng cháo gà tối cháo vịt. (A A A A A A )
■ M uốn biết được thua phải đi hỏi. (BBBBBBB)
■ R õ xấu xa. (B ' B ’ B ')
• Dù sao chăng nữa cũng tại chúng m ầy cả. (CCCCCCCCC)
Nghiên cứu sự kết hợp của các loại với nhau tác giả cũng đưa ra 7 công thức như: AB: nước chảy, ABB: chó muốn chạy, AB’: nhà cao, ABB’:
mèo chết rét, AC:xe tôi .v.v. ( theo Nguyễn K im Thản 1997: 390).
Phải đợi đến những năm 60 của thế kỷ 20 nghiên cứu cú pháp ở Việt Nam mới có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về chất và lượng. Với sự ra đời của hàng loạt các công trình nghiên cứu lớn nhỏ của nhiều học giả trong và ngoài nước và nhiều đường hướng nghiên cứu khác nhau, đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nghiên cứu. Bức tranh về cú pháp tiếng Việt cũng bởi thế mà trở nên sinh động hơn nhiều.
Những hướng đi tiêu biểu và những công trình có ảnh hướng lớn đến cú pháp tiếng Việt chúng tôi đã trình bày trong phần trình bày lịch sử của vấn đề. Đến đây chúng tôi sẽ chuyển sang trình bày những đặc điểm khái quát của cú pháp tiếng Việt. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, là ngôn ngữ mà ở đó các ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu được thể hiện thông qua các phương thức phân tích tính vì thế sẽ không khỏi có sự khác biệt với các ngôn ngũ' tổng hợp tính - những ngôn ngữ mà kết quả nghiên cứu về nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt.