Câu đơn đặc biệt (phần dư)

Một phần của tài liệu Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống (Trang 53 - 54)

THEO QUAN ĐlỂM TRUYỀN thống

2.3.2 Câu đơn đặc biệt (phần dư)

Những trình bày ở trên chủ yếu là nói về câu đơn có đầy đú thành phần, câu đơn thông thường. Tuy nhiên, trong thực tế người ta không phải lúc nào cũng sử dụng những câu đầy đủ, câu “hợp chuẩn” mà họ còn sử dụng cả những câu bị xem là “què, cụt và trong rất nhiều trường hợp nó lại được xem là cách làm sáng tạo, là hay. Khi đã vượt khỏi khuôn phép thông thường nghĩa lằ không tuân thủ các chuẩn mực của một câu đơn nó đã được nhìn nhận không thống nhất và cũng chính sự phức tạp của loại câu đơn đặc biệt này mà xưa nay chúng vốn là trung tâm của các tranh luận xung quanh vấn đề câu.

Theo truyền thống câu đơn thường được phân thành hai nhóm. Nhóm có đầy đủ thành phần (được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: câu hai thành phần, câu đơn bình thường.v.v) và nhóm không có đầy đủ thành phần và cũng được gọi bằng nhiều tên khác nhau: “Câu một thành phần, câu không xác định thành phần, câu vô nhân xưng, cáu nhân xưng bất định, câu dưới bậc, câu đặc biệt, câu đơn phần, câu danh xưng.v.v” Sự đa dạng trong tên gọi của loại câu này đã phần nào nói nên tính phức tạp của vấn đề. Tuy nhiên bản thãn những tên gọi này không phải chí một đối tượng hoàn toàn đồng nhất, giữa những tên gọi này cũng có sự phân biệt. Theo Cao Xuân Hạo (2004: 308) “người ta đã gộp vào đây nhiều kiểu câu (...) Ví dụ những câu như một câu hỏi hay câu mệnh lệnh “M ấy g iờ rồi ?”, “Cút đi !” là

những câu không có gì đặc biệt cả”, theo ông những câu không có phần thuyết thậm chí chỉ có một danh ngữ cũng là những câu bình thường, ví dụ

“Cặp nhíp!; Dao mổ!; Còi!; Bóng. V. ý’ xét cho cùng chỉ là những câu tỉnh

lược [4: 380] Theo ông câu đặc biệt gồm có ba kiểu loại: Câu đặc biệt thán từ, câu đặc biệt hô ngữ và ứng ngữ, câu đặc biệt là các tiêu đề [4: 384]. Như những phân tích ở trên thì danh sách các kiểu câu đặc biệt sẽ không còn

những loại như: Câu một thành phần, câu dưới bậc, câu đơn phần danh xưng, câu vô nhân xưng, câu đặc biệt danh từ, câu đặc biệt vị từ...Tuy nhiên, ở đây để tiện cho việc trình bày và tránh nhầm lẫn, chúng tôi gộp chung những câu có cấu trúc không đầy đủ hai thành phần thành một nhóm theo cách gọi của Trần Ngọc Thêm là phần dư. Những ngữ đoạn này không phải chỉ xuất hiện riêng trong tiếng Việt. Đứng trước thực tế này có hai xu hướng xảy ra. Xu hướng thứ nhất là phủ nhận sự tồn tại của chúng, xu hướng thứ hai là chấp nhận sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên trong nhũng xử lý cụ thể giữa các nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều ý kiến chưa nhất trí với nhau.

Một phần của tài liệu Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống (Trang 53 - 54)