NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG HỆ THỐNG
3.1 Vai trò và vịt hế của cú trong Iigũ pháp truyền thống
Không phải đến tận bây giờ khái niệm cú mới được đề cập mà trong truyền thống khái niệm này đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra thảo luận. Cùng chỉ nội dung này ngữ pháp học Pháp có từ “Proposition” (mệnh đề), còn ngữ pháp học Anh dùng từ “clause” cũng để chỉ nội dung như vậy. Có thể nói trong buổi “sơ khai” nền ngôn ngữ học Việt Nam chịu sự ảnh hướng sâu sắc từ nền ngôn ngữ học Pháp, cho nên khái niệm này được gắn chặt với khái niệm mệnh đề - khái niệm vốn được xây dựng trên cơ sở của lô gích học. Tuy ở giai đoạn này tên gọi “cú” chưa được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhưng trong khi định nghĩa câu, nội dung của nó đã được đề cập. Các tác giả cuốn “Việt Nam văn phạm” cho rằng phép đặt câu là phép đặt các tiếng thành mệnh đề và đặt các mệnh để thành câu. Theo cách làm đó sau này Trương Văn Trình và Nguyễn Hiến Lê trong khi đi định nghĩa về câu đã gọi đơn vị này bằng tên gọi khác “c ú”: “Câu là một tổ họp diễn tả một sự tình hay nhiều sự tình có quan hệ với nhau” “Mỗi sự tình nhu' vậy chúng tôi gọi là một c ú” “Câu diễn tả một sự tình là càu đơn cú, chúng tôi gọi tắt là câu đơn” (Trương Văn Trình và Nguyễn Hiến Lê 1963: 479). Ó đây khái niệm câu đơn và cú là đồng nhất. Nói cách khác khái niệm cú được đặt trong khái niệm câu đơn quan điểm này còn tìm thấy ớ một số tác giả khác sau này như Hoàng Trọng Phiến (1980), Diệp Quang Ban (1987).
Cũng phân biệt câu với cú nhưng Lưu Vân Lăng chủ trương dùng thuật ngữ “cú” để chỉ riêng cấu trúc Chủ - Vị làm ngữ đoạn trong câu và phân biệt nó với câu. Thuật ngữ này sau được Cao Xuân Hạo gọi là “Tiểu cú” . Theo Cao Xuân Hạo “tiểu cú khác với câu ỏ' chỗ nó không phản ánh một hành động nhận định (statement) được thực hiện ngay khi phát ngôn để
đưa ra một mệnh đề, mà biểu thị một cái gì đó được coi như là có sẵn và có là cấu trúc Chủ - VỊ đi chăng nữa thì hành động nhận định mà nó phản ánh cũng được coi như thuộc về quá khứ: nó được tiền giả định chứ không có mặt trong câu và ngôn ngữ nào cũng có những phương tiện hình thức để phân biệt cú với câu để báo hiệu rằng đó là một ngữ đoạn tĩnh chứ không phải là sự thể hiện của một hành động nhận định đang tiến hành” ( Cao Xuân Hạo 2004: 42).
Trong mô hình lý thuyết chức năng hệ thống, như đã trình bày ớ trên, cú có một vai trò và vị thế đặc biệt tuy nhiên ngũ' pháp truyền thống do chú ý nhiều hơn đến mặt hình thức nên chưa thấy và phân biệt được vai trò, sự khác biệt giữa cú và câu (đơn); nếu có thì vai trò của chúng cũng bị xem nhẹ, vì thế trong ngữ pháp truyền thống khái niệm cú chú yếu được khảo sát dưới hình thức câu đơn chứ ít khi được xem nhu' là một đơn vị độc lập.
Dưới hình thức câu đơn cú được nhận diện thông qua nhiều tiêu chí khác nhau. Như đã trình bày ở chương 1 cú (câu đơn) nhũng tiêu chí nhận diện câu tiếng Việt có xuất phát từ nhiều quan điểm đường hướng nghiên cứu khác nhau như: quan điểm lô gích, ngũ' nghĩa, giao tiếp ngôn điệu / âm vị, văn tự. Những tiêu chí nhận diện đơn vị này đã được trình bày trong Iĩiục (2.2.2)
Như vậy, dù còn có một vài điểm khác biệt trong kiến giải về cú nhưng có thể nhận thấy các nhà nghiên cứu truyền thống chủ trương phân biệt giữa khái niệm câu và cú. Khái niệm cú (về CO' bản) chi để chỉ kết cấu chủ vị được bao trong một kiến trúc c - V lớn hơn. Tuy nhiên, do coi trọng mặt hình thức (cấu trúc) nên các nhà nghiên cứu theo quan niệm này đã không chỉ ra được sự khác biệt này và hệ quả là trong nhiều công trình cú chỉ được thảo luận thông qua hình thức của câu đơn vô hình trung đã đồng nhất hai đơn vị không cùng chức năng này làm một. Cũng do xuất phát từ cấu trúc hình thức nên ngữ pháp truuyền thống chưa chỉ ra được sự khác biệt trong vai trò (chức năng) của hai đơn VỊ này. Đên đây đê tiện cho việc trình bày từ đây trở đi chúng tôi sẽ gọi là cứ thay vì câu đơn. Cách gọi này
xuất phát từ chính sự khác biệt trong việc tìm hiểu vai trò (chức năng) của đối tượng được đề cập đến. Sự khác biệt được chúng tôi bàn đến ở những
phần tiếp theo.