NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG HỆ THỐNG
3.2 Vai trò và vịt hế của cú trong lý thuyết chức năng hệ thông
Khác với ngữ pháp truyền thống, trong ngôn ngũ' học chức năng cú được khẳng định là có vai trò và vị thế đặc biệt, được nhìn nhận như một đơn vị đa diện từ nhiều góc độ khác nhau. Để làm rõ hơn điều này trước hết chúng tôi sẽ trình bày về trung tâm điểm của cú trong lý thuyết chức năng hệ thống.
Trong mô hình ngôn ngữ học chức năng hệ Ihống cú được xem là một đơn vị có vị thế đặc biệt bởi vì ở đơn vị này thể hiện rõ nhất đường nét, cấu trúc sự khu biệt của các siêu chức năng ngôn ngữ. Nếu xét về vị trí trong toàn bộ hệ thống thì cú giữ một vị trí đặc biệt quan trọng: nó nằm ở giao điểm của ba bình diện tầng, cấp độ và siêu chức năng. Có thể thấy rõ hơn vị trí của cú trong toàn bộ hệ thống qua hình vẽ (3.1):
Hình 3.1 cho thấy vị trí của cú trong toàn bộ hệ thống: Nó được định vị ở tầng ngữ pháp từ vựng, là cổng đi vào từ tầng ngữ nghía đến tầng ngữ pháp, nó liên hệ trực tiếp lên trên với ba thực thể ngữ nghĩa, nó hiện thực hoá cái mà M.A.Halliday gọi là sự thể hiện / sự trao đổi / thông điệp ở tầng ngữ nghĩa; mỗi một thực thể ngữ nghĩa này lại trực tiếp liên hệ với một trong ba thông số của tình huống: trường, không khí và cách thức; đồng thời trong trường họp không đánh dấu cú trực tiếp liên hệ với trường âm vị học ở phía dưới thông qua sự hiện thực hoá nhóm thanh điệu; trên thang cấp độ cú là một đơn vị thuộc câp độ cao nhất từ đó các đơn vị thuộc cấp thấp hơn như từ, hình vị được phân xuất; ớ bình diện siêu chức năng cú là điểm hội tụ của ba kiểu ý nghĩa giải thích cho cảnh huống - chức năng biểu đạt tư tưởng, chức năng liên nhân và chức năng kêt cấu ngôn bán, ba kiêu chức năng này lần lượt được hiện thực hoá bằng kết cấu ngôn từ thông qua hệ thống chuyên tác (transitivity), thức (mood), đê ngữ (theme). Ví dụ (3.1)
sau đày lấy trong cuốn “Dần luận ngữ pháp chức năng” của M.A.Halliđay (Hoàng Văn Vân dịch) Nxb Đ HQGHN ấn hành 2001 trang 209.
The lion chased the tourist la zily through the bush(Con sư tứ u ể oải đuổi người du khách qua cánh rừng). (3.1)
Ngữ đoạn này là một cú. Lý do là vì nó có một hình đạng tổng thể đặc biệt(cả về ngữ nghĩa và ngữ pháp từ vựng). Trên thang cấp độ vị trí của nó như là một đơn vị ngữ pháp cao nhất được nhận ra bởi sự họp thành của năm thành tố: hai cụm danh từ “the lion” (con SU' tử) và “the tourisỉ’ (người du
khách), một cụm động từ “chaseđ’ (rượt đuổi) một cụm trạng từ ‘7azỹ/y’ (một cách uể oải) và một tiểu cú “through the bustì’ (qua cánh rừng).
H ìn h 3.1 Vị trí của cú trong toàn bộ hệ thống
(T h e o Hoàng Văn Vân 2002: 149)
Trên bình diện chức năng “ The Hon chased the tourist lazily thvouoh
the bush” là một đơn vị chức năng; nó thể hiện ba cấu trúc ý nghĩa: tư tưởng liên nhân và ngôn bản. Trên quan điểm siêu chức năng tư tưởng thì cú “ The
lion chased the tourist lazily through the bustì' giải thích một sự tình (íì
State o f aíairs), thể hiện một hình thể cấu trúc gồm có: Kẻ gáy hành động
{the liorì) + hanh động (chased) + k ẻ bị tác động (the tourist) + phong
cách Ụazily) + địa điểm ( through the bush). Kiểu ý nghĩa này được hiện
thực hóa về mặt ngữ pháp - từ vựng trong cú bằng cấu trúc: H ành th ể +
quá trình: Vật chất + đích thê + chu cảnh: phong cách + chu cảnh, nơi
chốn. Thêm vào đó giống như bất kì đơn vị ngôn ngũ’ nào, cú có tiềm năng
tham gia vào mối quan hệ lô gích với một cú khác qua hai hình thức đẳng lập và phụ thuộc giải thích mối quan hệ lô gích giữa các sự tình và do đó giải thích cho các thành phần lớn hơn về cái đang diễn ra trong hoàn cảnh xã- hội ví dụ. “ The lion chased the tourist ldzily through the bush, and that’s
why the tourist managecì to escape”(Con sư tử u ể oải đuổi người du khách qua cánh rừng vì vậy mà người du khách đã thoát được) và “ The lion chased
the tourist Ia zilỵ through the bush be CHU se it had not been very lĩungrỹ''
( Con sư tử u ể oải đuổi người du khách qua cánh rừng bói nó không đói lắm). Nhìn từ quan điểm siêu chức năng liên nhân thì cú giải thích các
phạm trù ngữ nghĩa như: hỏi, nhận định, yêu cầư.v.v. Ví dụ, với ngữ đoạn
“The Hon chased the tourist lazily through the bush” được xem là thể hiện
một nhận định, nhận định đó được thể hiện bằng thức khẳng định với hình thể cấu trúc là: Chủ ngữ ự he lion) + hữu định + vị ngữ {chased) + bổ ngữ
(the tourist) + p h ụ ngữ Uazily) + phụ ngữ ( through the bush). Nhìn từ
quan điểm siêu chức năng ngôn bản, cú tổ chức nên ý nghĩa của một thông điệp. Do đó, ở đây kẻ gây ra hành động hay hành thể (the lion) có một vị thế đặc biệt, được thể hiện như là điểm xuất phát của thông điệp và được gọi là đề ngữ phần còn lại “ chnscd the tourist lazily throught the bustì’
được gọi là phần thuyết ngữ. Chính một phần nhờ vào tổ chức ngôn bản theo kiểu này mà cú được cho là tổ chức tính quan yếu (tính phù hợp) với
các phần khác.của ngôn bản cũng như là tham gia vào tổ chức tín hiệu học của các hoạt động xã hội và các mối quan hệ xã hội; nghĩa là các thông số ngôn cảnh: trường, không khí được tổ chức bởi thông số cách thức. Bổ sung vào tổ chức Đề - Thuyết cú còn có những cách tổ chức khác như tổ chức thông tin “Mới - Cũ” (Given - New organisation). Với ví dụ vừa dẫn ở trên
cú “ The lion chased the tourist lazily thiough the bustì' được hiện thực hoá
bởi một nhóm thanh điệu với hạl nhân thanh điệu (tonic nucleus) giáng rơi vào “bush”. Tổng kết lại những trình bày trên cho ta một bảng tổng hợp như bảng (3.1) ( Theo Hoàng Văn Vân 2002: 150,151,152)
Tóm lại có thể nói trong lí thuyết ngôn ngữ học hệ thống cú giữ một vai trò đặc biệt quan trọng là một đơn vị đa diện, một trong những phạm trù cơ bản nhất của ngôn ngũ' học. Chính vì vậy mà việc khái luận hoá nó không những phải tính đến các bình diện như tầng và cấp độ mà còn phải tính đến cả tổ chức cấu trúc và tổ chức hệ thống nội tại của nó ở bình diện các siêu chức năng, đặc biệt là hiện tượng cộng hưởng siêu chức năng giữa hai tầng: ngữ nghĩa và ngữ pháp - từ vựng, thông qua việc hoà quyện của các kiểu chức năng vào cùng một ngữ đoạn, thực tế này gợi ra các tiêu chí để xác định cú (cả tiêu chí ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp) phải được thiết lập trên một sô bình diện chứ không phải trên một bình diện đơn lẻ.
1 2 3 The lion chased The tourist lazily Thought the bush N gữ n g h ĩa h ọc Tư tưởng: sự thể hiện
Sự tình giải thích một hình thể gồm hai tham thể nằm trong mối quan hệ: Hành thể - bị tác động + hành động + phong cách + nơi chốn Liên nhân:
Trao đổi
Người nói/ viết cung cấp thông tin dưới hình thức một nhận định được thể hiện bằng sự lưạ chọn thức khẳng định.
Ngôn bản: Thông điệp
Thông điệp thể hiện kẻ gây hành động nhu' là điểm xuất phát, vị trí hay nơi chốn như là một thành phần thông tin mới.
N gữ ph áp - từ v ự n g Cú
Tưtưỏng Hành thể Quá trình Đích thể Chu cảnh Chu cảnh Liên nhân Chủ ngữ 1C Hữu định
n Bổ ngũ' Phụ ngữ Phụ ngữ
Thức Phần dư
Ngôn bản Đề ngữ
Cũ ► Mới
Cụm từ Lựa chọn trứoc Cụm danh từ Cụm động từ Cụm danh từ Cụm trạng từ Tiểu cú