Cú tiếng Việt giải thích theo quan điểm chức năng hệ thông

Một phần của tài liệu Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống (Trang 64 - 65)

NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG HỆ THỐNG

3.3 Cú tiếng Việt giải thích theo quan điểm chức năng hệ thông

Trong Chương 1 chúng tôi đã khảo sát cú theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống trong khi khảo sát chúng tôi đã chỉ ra những đóng góp to lớn của ngữ pháp truyền thống cũng như những diêm còn gây nhiều tranh cãi, những tôn tại mà nguyên do của nó vốn xuất phát từ quan diêm từ chính đường hướng nghiên cứu mang lại. Lấy lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống làm điểm quy chiếu, làm cơ sở phần này chúng tôi sẽ khảo sát cú tiếng Việt, thử áp dụng những tiêu chí của ngôn ngữ học chức năng hệ thống vào nhận diện đơn vị ngữ pháp quan trọng này.

Những tiêu chí được đưa ra ớ đây đã được M.A.Halliday mô tả sâu rộng trong cuốn “An introduction to íunctional grammar” . Tuy nhiên, trong cuốn sách này ngôn liệu dùng để miêu tả là tiếng Anh. Tiếng Việt và tiếng Anh là hai ngôn ngữ không cùng loại hình vì thế sự khóng tương đồng trong việc mô tả là điều không phải ít có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, để khảo sát chúng tôi giả định rằng những tiêu chí đê nhận diện cú mà M.A.Halliday dùng để nhận diện cú tiếng Anh hoàn toàn có thể áp dụng đối với tiếng Việt. Và cũng như tiếng Anh cú tiếng Việt có vị trí trọng tâm trong ngữ pháp và cũng có thể khái luận hoá theo các bình diện tầng, cấp độ và siêu chức năng. Nghĩa là cũng giống như tiếng Anh cú trong tiếng Việt được coi là đơn vị phân tích ngữ pháp cao nhất định vị ở tầng ngũ' pháp - từ vựng, ở trên tầng âm vị học và ở dưới tầng ngữ nghĩa.

Trên bình diện siêu chức nãng cú tiếng Việt cũng được định nghĩa giống như tiếng Anh từ các góc độ như: tư tưởng, liên nhân và ngôn bản.

Các tiêu chí để nhận diện cú tiếng Việt được xác lập dựa trên nguyên tắc mà M.A.Halliday gọi là tầm ngắm ba chiều ựrinocular Vision). Nguyên tắc này được phát biểu như sau: vì cú được định vị trên tầng ngữ pháp - từ vựng nên các tiêu chí để xác định nó có thể được thiết lập “từ trên xuống nghĩa là từ tầng ngữ nghĩa học, “từ xung quanh” nghĩa là trên chính tầng ngữ pháp - từ vựng, “từ dưới lên” nghĩa là được thiết lập từ tầng âm vị học. Tuy nhiên, tiếng Viêt là môt ngôn ngũ' có thanh điệu cho nên moi quan hẹ giưa cu VƠI

một đơn vị âm vị học nào đó vẫn còn là điều mà người ta nghi ngờ. Do vậy chung toi se không trình bày những căn cứ đế ủng hộ cho quan điểm này mà trọng tâm được đặt vào ngữ pháp - từ vựng. Thế nên, trong các tiêu chí đê nhận diện cú chúng tôi sẽ bỏ qua tiêu chí âm vị học. Giữa các tiêu chí nhận diện cú mà M.A.Halliday đã đề xuất có mối quan hệ bổ trợ cho nhau và được xem là có quan hệ mật thiêt với nhau”, ờ đây đề tiện cho viêc trình bày chúng tôi sẽ trình bày theo hai nhóm tiêu chí: nhóm các tiêu chí ngữ nghĩa và nhóm các tiêu chí từ vựng-ngữ pháp

Một phần của tài liệu Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)