THEO QUAN ĐlỂM TRUYỀN thống
2.1 GIỚI THIỆU
Trong truyền thống nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, câu được xem là đơn vị cơ bản và quan trọng bậc nhất của cú pháp học. Tuy nhiên, với câu hỏi “thế nào là một câu” cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được một câu trả lời thống nhất. Thực tế ấy đã nói lên tính chất phức tạp của vấn đề, nói như Nguyễn Giang “Trong khoa văn phạm lập được một định nghĩa đích đáng cho câu (câu nói) là điều khó khăn nhất” (dẫn theo Trương Văn Trình, N guyễn Hiến Lê -1963: 275). Còn theo Hoàng Trọng
Phiến đã có trên 30 định nghĩa khác nhau về câu tiếng Việt (Hoàng Trọng Phiến-1980:17), từ đó đến nay con số hẳn đã không còn dừng lại ớ đó.
Có nhiều cách lý giải khác nhau song có một lý do không thể phú nhận được đó là do hoàn cảnh của chiến tranh, đã dẫn đến tình trạng đất nước bị chia cắt, bị cô lập với phương Tây - nơi có nền ngôn ngữ học phát triển, cho nên những phát triển của ngôn ngũ' học được du nhập vào trong nước rất muộn, thậm chí muộn hàng “thập k ỷ ” {Đinh Vãn Đức - 1993: 41),
khi được du nhập vào chúng lại không được du nhập một cách đầy đủ, từ đó dẫn đến việc ứng dụng một cách toàn diện, nhất quán một mô hình ngôn ngữ nào đó vào việc mô tả tiếng Việt dường như là một việc làm không thể có được. Do đó, n?ười ta thường thấy, hầu hết các công trình nghiên cứu tiếng Việt dựa vào phương pháp, thủ thuật của nhiều mô hình ngôn ngữ, thường được gọi là phương pháp triết trung (eclectic method) {Hoàng Văn Văn - 2002: 83). Chính những điều này đã khiến việc mô tả câu tiếng Việt
thiếu sự đồng bộ, thiếu tính hệ thống. Việc nhận diện nó vì thế cũng được dựa trên nhiều quan điểm tiêu chí khác nhau. Mặt khác các đường hướng ra đời trước ngữ pháp chức năng (ở đây, để tiện cho việc trình bày chúng tôi
gọi là ngữ pháp truyền thống) thường xem nhẹ mặt ý nghĩa hoặc có thì chúng được xem là biệt lập, không có liên quan gì đến nhau. Và nhu' thế việc nhìn nhận vấn đề không khỏi có sự phiến diện. Vì những lí do Irên, phần tiếp theo đây chúng tôi sẽ dành để đi vào khảo sát các khái niệm về câu của các nhà nghiên cứu theo quan điểm truyền thống.