Xây dựng thương hiệu
Trong lĩnh vực ngân hàng, thương hiệu là tài sản vô hình có giá trị quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng, một thương hiệu tốt giúp ngân hàng tạo uy tín, thu hút khách hàng mới và duy trì sự trung thành của khách hàng. Vì vậy VPBank cần xây dựng được thương hiệu mạnh trên cơ sở chú trọng đến các hoạt động xúc tiến và quảng bá hình ảnh ngân hàng với các mục tiêu:
+ VPBank phải xác định được giá trị cốt lõi và định vị được thương hiệu của của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
+ Đồng nhất được hình ảnh của VPBank bằng hệ thống nhận diện nhất định, mà hệ thống nhận diện đó thể hiện những giá trị cốt lõi của VPBank. + Tạo sự đồng bộ giữa ý chí và hành động của cán bộ công nhân viên và lãnhđạo ngân hàng trong việc thể hiện ra bên ngoài hình ảnh của ngân hàng. Để đạt được các mục tiêu trên, VPBank cần xây dựng chiến lược kinh doanh có mối quan hệ tương tác với định hướng xây dựng thương hiệu trên cơ sở đảm bảo các vấn đề sau:
+ Lợi nhuận của VPBank phải tăng trưởng vững chắc thông qua việc sử dụng tổng thể các biện pháp để gia tăng về quy mô tiền gửi, số lượng khách hàng gửi tiền, số lượng tài khoản cá nhân và số dư tài khoản tăng thêm, số lượng thẻ tín dụng, … nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
+ Khách hàng ngày càng tăng một cách ổn định, các khách hàng truyền thống, khách hàng cũ duy trì đều đặn các giao dịch với ngân hàng. Đồng thời lượng khách hàng mới, khách hàng tiềm năng của ngân hàng cũng không ngừng gia tăng. Chính sự hài lòng, sự thỏa mãn về tiện ích, chất lượng, thái độ giao dịch, tính an toàn… của các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng tạo nên mối quan hệ hiệu quả với khách hàng.
+ Các sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng được chấp nhận nhanh chóng trên trên thị trường,đi kèm với các hoạt động Marketing. Theo đó, khách hàng,
thị trường nhanh chóng chấp nhận các sản phẩm dịch vụ đó với mức độ không ngừng gia tăng và mở rộng.
Bên cạnh đó, để đưa ra các định hướng xây dựng thương hiệu có hiệu quả, VPBank cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Tiến hành khảo sát khách hàng và khảo sát nội bộ để định vị thương hiệu hiện tại trên thị trường, điều này giúp ích cho quá trình định hướng phát triển thương hiệu sau này và cũng giúp ích cho chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng.
+ So sánh nhóm khách hàng của ngân hàng với thị trường của ngân hàng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng để lựa chọn và phát triển thương hiệu một cách thích hợp nhất với mong đợi của khách hàng, đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng. Đồng thời xây dựng thương hiệu phải có tính khác biệt giữa thương hiệu của VPBank với các ngân hàng khác có cùng đối tượng khách hàng.
+ Phát triển và mở rộng năng lực vốn có của ngân hàng để tạo lòng tin với khách hàng và chiếm ưu thế trên thị trường nhờ phát huy thế mạnh của mình. + Xây dựng Sổ tay thương hiệu, trong đó xác định rõ các yếu tố cốt lõi của thương hiệu, thiết kế hệ thống cơ bản các dấu hiệu nhận diện thương hiệu, xây dựng các văn bản quy phạm cho việc quản lý thương hiệu nội bộ...
+ Ngoài ra, VPBank có thể tiến hành định giá thương hiệu. Đây là công việc vô cùng quan trọng để khẳng định thêm giá trị cốt lõi của thương hiệu. Xây dựng thương hiệu không chỉ là logo hay quảng cáo mà là những giá trị mà khách hàng cảm nhận, vì vậy VPBank cần xây dựng chiến lược này trong dài hạn và với sự kiên trì thì mới thành công.
Củng cố và phát triển mạng lưới phân phối
Với định hướng khách hàng mục tiêu là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy VPBank cần phát triển, mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch đến tất cả các vùng miền của Việt Nam. Tuy nhiên để công tác này đạt hiệu quả cao nhất, VPBank cần chú trọng những vấn đề sau:
+ Với sự phát triển nóng vội trong giai đoạn 2006-2008, một số mặt bằng và nguồn nhân lực cho các điểm giao dịch chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy VPBank cần rà soát lại toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch hiện có, đánh giá tiềm năng phát triển để củng cố lại các điểm giao dịch này, sẳn sàng sát nhập hoặc loại bỏ các phòng giao dịch hay chi nhánh hoạt động không hiệu quả, không có tiềm năng phát triển.
+ Ưu tiên mở rộng mạng lưới tại các tỉnh, thành phốthuộc các vùng kinh tế trọng điểm, có tốc độ tăng trưởng cao và thu nhập bình quan đầu người khá như TP. Hà Nội, TP Đà Nẵng hoặc TP. Hồ Chí Minh, sau đó mở rộng đến các tỉnh, thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Quảng Nam hoặc Hải Dương ... Khi xác định được một tỉnh hoặc thành phố cần mở chi nhánh, chỉ mở một chi nhánh tai địa bàn đó để xây dựng đội ngũ nhân lực và củng cố hoạt động rồi tiếp tục mở chi nhánh hoặc phòng giao dịch khác dựa trên nguồn lực và kết quả hoạt động của chi nhánh đầu tiên. Việc này có thể giao cho Phó tổng giám đốc phụ trách vùng và chi nhánh tại tỉnh, thành phố đó thực hiện. + Tăng cường mở các điểm giao dịch nhỏ tại các siêu thị hoặc trung tâm thương mại, tạo sự tiện lợi tối đa cho khách hàng và tiết kiệm chi phí.
+ Công tác mở rộng mạng lưới cần kết hợp với Trung tâm Thẻ để bố trí lắp đặt hệ thống máy rút tiền tự động (ATM), giúp khách hàng giao dịch dễ hơn và ngân hàng phát triển được mảng cung cấp các dịch vụ về thẻ.