1.2.1. Những cam kết của Việt Nam đối với lĩnh vực ngân hàng khi gia nhậpWTO WTO
Các cam kết về chính sách thương mại dịch vụ liên quan đến ngân hàng
Các TCTD nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức và thời gian như sau:
- Văn phòng đại diện chi nhánh NH nước ngoài: thời hạn hoạt động không được vượt quá thời hạn hoạtđộng của chi nhánh NH nước ngoài này.
- NH liên doanh, NH 100% vốn nước ngoài: thời hạn hoạt động không quá 99 nămvà khôngđượcvượt quá thời hạn hoạtđộng của NH mẹ ởnước ngoài.
- Cty tài chính liên doanh, Cty tài chính 100% vốn nước ngoài; Cty cho thuê tài chính liên doanh, Cty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài: thời hạn là 50 năm, các giấy phép hoạtđộng này có thể được gia hạn.
Vốn góp của bên nước ngoài vào một NH liên doanh hoạt động với tư cách của một NHTM không được vượt 50% vốn điều lệ của NH; vốn góp của bên nước ngoài vào một TCTD phi NH liên doanh cần phải đạt ít nhất là 30% vốn điều lệ. Tổng mức cổ phần của các tổ chức và cá nhân nước ngoài được giới hạn ở mức 30% vốnđiều lệ của một NHTMCP Việt Nam.
Từ ngày 1/4/2007, các TCTD nước ngoài được phép mở chi nhánh tại Việt Nam theo cácđiều kiện
- Một NHnước ngoài muốn mởchi nhánh tại Việt Nam, NH mẹphải có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thờiđiểm nộpđơn xin mở chi nhánh.
- Thành lập một NH liên doanh hoặc NH 100% vốn nước ngoài, NH mẹ phải có tổng tài sản hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thờiđiểm nộpđơn xin mở NH.
- Với Cty tài chính 100% vốn nước ngoài, phải có tổng tài sản có hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thờiđiểm nộpđơn.
Các điều kiện đối với các chi nhánh NH nước ngoài và các NH 100% vốn nước ngoài sẽ được áp dụng trên cơsở không phân biệtđối xử.
Về tham gia cổphần: Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổphần của các TCTD nước ngoài tại các NHTM quốc doanh của Việt Namđược cổphần hoá như mức tham gia cổ phần của các NH Việt Nam.
Việc góp vốn (hình thức mua cổ phần), tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi NHTMCP Việt Nam không được vượt quá 30% vốnđiều lệ của NH.
Những sản phẩm và dịch vụ ngân hàngđược cam kết
Các cam kết về dịch vụ NH, các dịch vụ tài chính khác được thực hiện phù hợp với các luật và các qui định liênquan được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và theo nguyên tắc chung, trên cơ sở không phân biệt đối xử.
Những sản phẩm, dịch vụ đã cam kết: (1) Nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng; (2) Cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cốthế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại; (3)
Thuê mua tài chính; (4) Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu NH; (5) Bảo lãnh và cam kết; (6) Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sởgiao dịch, trên thị trường giao dịch thoả thuận hoặc bằng cách khác, như: công cụ thị trường tiền tệ (gồm: séc, hối phiếu, chứng chỉtiền gửi); ngoại hối; các công cụtỷgiá và lãi suất, (gồm: các sản phẩm như hợpđồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn); vàng nén; (7) Môi giới tiền tệ; (8) Quản lý tài sản, như quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lýđầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác; (9) Các dịch vụ thanh toán và bù trừtài sản tài chính, (gồm: chứng khoán, các sản phẩm phái sinh, và các công cụ chuyển nhượng khác); (10) Cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, và xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác; (l1) Các dịch vụ tưvấn, trung gian môi giới và các dịch vụtài chính phụ trợ khác đối với tất cảcác hoạtđộng được nêu từcác tiểu mục (1) đến (10), kể cảtham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tưvấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại và về tái cơ cấu và chiến lược doanh nghiệp.
Về lộtrình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
Kể từ khi gia nhập, các TCTD nước ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia, và trong vòng 5 năm Việt Nam có thể hạn chế quyền của chi nhánh NH nước ngoài, được nhận tiền gửi bằng VND từ các thể nhân Việt Nam mà NH không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh phù hợp với lộ trình sau: ngày 1/1/2007: 650% vốn pháp định được cấp; ngày 1/1/2008: 800% vốn phápđịnh được cấp; ngày 1/1/2009: 900% vốn pháp định được cấp; ngày 1/1/2010: 1000% vốn pháp định được cấp; ngày 1/1/2011:Đối xử quốc giađầy đủ.
1.2.2.Điểm mạnh và điểm yếu của các NHTM khi Việt Nam gia nhập WTO
Điểm mạnh
- Các ngân hàng Việt Nam có lợi thế về đồng cảm văn hóa kinh doanh và đây là yếu tố rất quan trọng, kỳ vọng giữ những vị trí của các ngân hàng thương mại
Việt Nam khi hội nhập. Niềm tin và những đồng cảm văn hóa là sức hút chủ yếu của các ngân hàng thương mại trong nước trong việc tiếp tục củng cố mối quan hệ truyền thống với khách hàng khi mà các đối thủ cạnh tranh tỏ rõ sự hơn hẳn về nhiều phương diện.
- Có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó là những cán bộ trẻ, năng động để tiếp cận với công nghệ hiện đại. Trong thời gian qua, các ngân hàng Việt Nam đãđầu tư nhiều về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.
- Có mạng lưới rộng khắp (đặc biệt là các ngân hàng thươngmại quốc doanh). Hiện tại các ngân hàng thương mại Việt Nam đã xây dựng được hệ thống phân phối rộng lớn, đặc biệt là thị trường nông thôn. Hiểu biết và khả năng thâm nhập thị trường vẫn sẽ là thế mạnh vượt trội của các ngân hàng trong nước so với các ngân hàng nước ngoài.
- Thị phần ổn định, đối tượng khách hàng mục tiêu đã tương đối định hình cũng là một lợi thế lớn của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Điểm yếu
- Vốn của một số ngân hàng vẫn còn thấp so với yêu cầu hội nhập: mức vốn điều lệ cao nhất của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay mới đạt 13.400 tỷ đồng (Argibank và Vietinbank), tương đương khoảng 750 triệu USD, trong khi đó mức vốn điều lệ bình quân của các NHTMCP (không bao gồm Vietcombank và Vietinbank) chỉ khoảng trên 2,100 tỷ đồng, tương ứng xấp xỉ 121 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với mức vốn của các ngân hàng hàng đầu thế giới(xem Phụ lục 04). Vốn thấp đã dẫn đến khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng Việt Nam thấp khi xảy ra các biến động lớn trên thị trường tài chính.
- Sản phẩm dịch vụ còn quá ít và đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, hoạt động ngân hàng chủ yếu dựa vào “độc canh” tín dụng.
- Quy trình quản trị trong các ngân hàng thương mại nói riêng còn chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả.
- Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu, có nguy cơ lạc hậu so với khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
- Thể chế của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phối hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập. Hệ thống quản trị doanh nghiệp trong các NHTM Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, đặc biệt nổi bật là sự chưa tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, điều hành ngân hàng.
- Thiếu chiến lược kinh doanh ở tầm trung và dài hạn. Các ngân hàng thương mại trong nước chỉ mới dừng lại ở tầm xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, chưa có lộ trình, giải pháp thực hiện, giải pháp phát triển đồng bộ dẫn đến tình trạng phát triển thiếu bền vững.