của hệ thống NHTM khi gia nhập WTO
Tháng 12/2001 Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sự kiện này mở ra một chương mới trong hành trình
hội nhập nền kinh tế quốc tế mà qua đó, Trung Quốc kỳ vọng sự hội nhập này sẽ là động lực tăng tốc quá trình cải cách mở cửa và hiện đại hóa đất nước.
Cũng như Việt Nam, ngay khi vào WTO, bầu không khí nặng nề và đầy hoài nghi đã bao trùm toàn bộ ngành Ngân hàng Trung Quốc, khi mà những đánh giá cho thấy sự non kém và thiếu tính cạnh tranh của ngành này. Trong đó, nổi bật là năng lực vốn hạn chế, tỷ lệ nợ xấu cao, một số ngân hàng kinh doanh thua lỗ và hơn 70% thị trường tiền gửi và tín dụng tập trung vào 4 ngân hàng quốc doanh lớn. Trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc đã có những biện pháp để năng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong nước trước áp lực cạnh tranh ngày càng cao từ việc hội nhập, cụ thể là:
- Yêu cầu các NHTM Nhà nước tự hoạch định kế hoạch tăng vốn (thông qua việc phát hành trái phiếu, thu hút vồn đầu tư nước ngoài … ) để nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 4.4% lên 8% đúng theo Luật Ngân hàng Thương mại.
- Thành lập các công ty quản lý tài sản (AMCs) để xử lý nợ xấu của 4 NHTM lớn. Các công ty này xử lý nợ xấu bằng nhiều cách như bán tài sản hoặc chuyển nợ thành cổ phần. Củng cố hệ thống giám sát các ngân hàng.
- Cải cách lãi suất nhằm đưa mức lãi suất về sát với cung cầu thị trường để tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng tài sản của các ngân hàng.
- Cơ cấu lại sở hữu của 4 NHTM lớn, khuyến khích thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu NHTM trên sàn chứng khoán.
Với các biện pháp kể trên, ngành ngân hàng Trung Quốc đã đạt được những thành kết quả đáng khích lệ, các ngân hàng thương mại của nước này có tỷ lệ nợ xấu trung bình giảm xuống 7.73% vào cuối năm 2005, 118 ngân hàng thương mại của Trung Quốc thu nhập hơn 12 tỷ NDT năm 2005, tăng 38% so với năm 2004. Cuối tháng 10/2005, đã có 19 nhà đầu tư nước ngoài đã trở thành cổ đông của 16 ngân hàng Trung Quốc với tổng vốn đầu tư lên tới 16.5 tỷ USD (khoảng 15% tổng vốn của các ngân hàng Trung Quốc), …
Tuy nhiên bên cạnh những thành công từ các biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng mang lại, vẫn còn nhiều hạn chế mà hiện nay các ngân hàng Trung Quốc đang tiếp tục khắc phục:
- Một là, khu vực ngân hàng Trung Quốc có kích cỡ quá lớn, cùng với việc phân quyền từ lâu đã khiến việc thực thi các quy định mới khó khăn đối với các chi nhánh ngân hàngở các tỉnh. Các quan chức địa phương không muốn từ bỏ sự kiểm soát các chi nhánh ngân hàng bởi sự kiểm soát này cho phép họ có lợi ích từ các khoản vay địa phương. Một số thông lệ không chuẩn tắc vẫn còn thịnh hành.
- Hai là, đội ngũ ngân lực còn thiếu và yếu so với yêu cầu, trong khi đó vai trò của các nhà đầu tư chiến lược còn hạn chế so với vai trò đáng phải có của họ, các khoản đầu tư này chủ yếu là đầu tư gián tiếp trung hạn, với một số hỗ trợ kỹ thuật và nhiệm vụ đào tạo.
- Ba là chất lượng thông tin tài chính vẫn còn hạn chế, khung khổ kế toán và kiểm toán vẫn còn yếu, làm giảm tính tin cậy của thông tin tài chính.
- Cuối cùng, nạn tham nhũng cũng khiến cải cách khu vực ngân hàng thêm khó khăn, nhất là sự tiếp cận thị trường cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ cải cách hệ thống ngân hàng của Trung Quốc:
Một là, gia tăng năng lực vốn cho các ngân hàng. Đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ, có thể hợp nhất hoặc sát nhập để nâng cao tính cạnh tranh khi gia nhập WTO. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng các khoản vay, giảm tối đa tỷ lệ nợ xấu. Vấn đề này cần hết sức lưu tâm nhất là trong bối cảnh chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp qua nền kinh tế thị trường, cơ chế “xin – cho” còn ảnh hưởng rất nặng nề. Tỷ lệ nợ xấu thấp là một trong những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các ngân hàng.
Ba là, xây dựng hệ thống giám sát chặt chẽ các ngân hàng đồng thời xây dựng các chính sách vĩ mô đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng
mà không vị phạm các cam kết song phương và đa phương, ở đây vai trò của Chính phủ và NHNN là rất quan trọng.
Bốn là cơ cấu lại các NHTM nhà nước, minh bạch hóa thông tin để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, hướng tới niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Năm là, chú ý phát triển nội lực của các NHTM, tập trung phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đến các mối quan hệ chặt chẽ và am hiểu văn hóa địa phương, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung cấp.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, đề tài đã tập trung nghiên cứu những vấn đề về năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM, các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Đồng thời đưa ra những cam kết và lộ trình hội nhập của Việt Nam trong ngành ngân hàng. Trên cơ sở đó, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống NHTM Việt Nam và những cơ hội hay thách thức mà ngành này phải đối khi Việt Nam vào WTO. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã sàng lọc những kinh nghiệm về các biện pháp thực hiện của Chính phủ Trung Quốc để năng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM nước này khi gia nhập WTO và rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học tập. Các luận cứ trong chương 1 sẽ tạo tiền đề cho nghiên cứu, đánh giá, phân tích trong chương 2 và đề ra các biện pháp trong chương 3 của đề tài này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ VỊ THẾCỦA NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM SAU
KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 2.1. Giới thiệu tổng quan vềVPBank
Tên gọi: Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Private Enterprises.
Tên viết tắt: VPBank
Trụ sở chính: Số 8, đường Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Điện thoại: (84 04) 39288869 Fax: (84 04) 39288867 Website: www.vpb.com.vn
Vốn điều lệ: 2,117,474,330,000 đồng (kể từ ngày 01/10/2008)
Giấy phép thành lập: Số 1535/QĐ-UB do Uỷ Ban Nhân Dân TP. Hà Nội cấp ngày 04/09/1993.
Sản phẩm, dịch vụ chính:
• Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân. Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Huy động nguồn vốn từ nước ngoài.
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
• Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.
• Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
• Thực hiện kinh doanh ngoại tệ.
• Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế.
• Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union
Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank
Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (sau đây gọi tắt là VPBank) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Sứ mệnh phát triển
Là một ngân hàng thương mại đô thị đa năng, hoạt động với phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.
- Đối với Khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh.
- Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng. Đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hoá.
- Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao hàng năm.
- Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; Luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng.
Giá trị cốt lõi
-Định hướng khách hàng là nền tảng mọi hoạt động.
- Kết hợp hài hoà lợi ích Khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng là sợi chỉ xuyên suốt mọi hành động.
- Xây dựng văn hoá ngân hàng theo phương châm tạo dựng một tập thể đoàn kết, tương trợ, văn minh, không ngừng học hỏi để hoàn thiện; luôn trao đổi thông tin để cùng tiến bộ...
- Công nghệ tiên tiến và quản trị thông tin có khoa học là cơ sở để tăng tốc và duy trì sức mạnh.
-Đội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, luôn thể hiện tính chuyên nghiệp và sáng tạo là cơ sở cho thành công của ngân hàng.
Tầm nhìn chiến lược
VPBank phấn đấu trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực phía Bắc, Ngân hàng trong top 5 của cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy.
Những mốc lịch sử
• Ngày 10/09/1993: VPBank chính thức mở cửa giao dịch với khách hàng.
• Ngày 08/01/2004: Ký kết Hợp đồng Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ MasterCard.
• Ngày 25/02/2005: Nâng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng.
• Ngày 31/12/2005: Nâng vốn điều lệ lên 310 tỷ đồng.
• Ngày 21/03/2006: VPBank và OCBC Bank - Tập đoàn dịch vụ Tài chính hàng đầu Châu á - đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược.
• Ngày 24/04/2006: VPBank chính thức ký Hợp đồng mua phần mềm hệ thống Ngân hàng lõi (Core Banking– T24) của Temenos (Thụy Sỹ).
• Ngày 31/05/2006: Nâng vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng.
• Ngày 01/11/2006: Chính thức tăng vốn điều lệ lên 750 tỷ đồng.
• Ngày 04/07/2007: Ra mắt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ VPBank Platinum EMV MasterCard.
• Ngày 31/07/2007: VPBank tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng.
• Ngày 31/12/2007: Nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.
• Ngày 01/10/2008: Nâng vốn điều lệ lên 2.117 tỷ đồng.
2.2. Kết quả hoạt động của VPBankgiai đoạn 2005 - 2008
Năm 2005, sau khi thoát khỏi kiểm soát đặc biệt của NHNN, VPBank đã có những bước phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt năm 2007 là một năm thành công trong hoạt động ngân hàng của VPBank với sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô với mức tăng của tổng tài sản của năm 2007 so với năm 2006 là 78.53%, huy động vốn tăng 70.41% và dư nợ cho vay tăng 164.82%. Tuy nhiên đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nên VPBank đã ưu tiên mục tiêu kiểm soát rủi ro do đó các mặt hoạt động chính của VPBank trong năm 2008 như huy động vốn, cho vay,… đều không có sự tăng trưởng đáng kể. Cụ thể các chỉ tiêu hoạt động của VPBank giai đoạn này như sau:
Về vốn điều lệ
Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của VPBank giai đoạn 2005-2008
309 756 2,000 2,117 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 2005 2006 2007 2008 Năm T ỷ đ ồ n g
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005-2008)
Trong 2 năm 2006 và 2007 VPBank đã tiến hành đàm phán và ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với OCBC, theo đó VPBank bán 10% vốn cổ phần cho OCBC, do đó từ mức vốn điều lệ từ 309 tỷ đồng năm 2005 đã tăng lên 756 tỷ đồng năm 2006 và đạt mức 2,000 tỷ đồng ở năm 2007. Năm 2008, vốn điều lệ của VPBank tăng trưởng không đáng kể, chủ yếu từ thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại,
đến thời điểm 31/12/2008 mức vốn điều lệ đạt 2,117 tỷ đồng. Mức tăng trưởng bình quân của vốn điều lệ giai đoạn này đạt 89.86%.
Về tổng tài sản
Biểu đồ 2.2 Tổng tài sản của VPBank giai đoạn 2005-2008
6,093 10,159 18,137 18,587 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2005 2006 2007 2008 Năm T ỷ đ ồ n g
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005-2008)
Năm 2005, tổng tài sản của VPBank mới chỉ đạt 6,093 tỷ đồng thì đến cuối năm 2008 đã tăng lên 18,587 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng tài sản giai đoạn này đạt 45%
Về hoạt động huyđộng vốn
Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn huy động giai đoạn 2005-2008
5,645 9,065 15,448 15,853 0 5,000 10,000 15,000 20,000 2005 2006 2007 2008 Năm T ỷ đ ồ n g
Năm 2007 nguồn vốn huy động của VPBank tăng trưởng vượt bậc so với năm 2006 với tốc độ tăng trưởng đạt 70.41%, từ 9,065 tỷ đồng tăng lên 15,448 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2008, tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn do sự khủng hoảng của nền kinh tế. Tính đến 31/12/2008, tổng số dư huy động vốn của VPBank đạt 15,853 tỷ đồng, chỉ tăng 498 tỷ đồng so với cuối năm 2007 (tương đương tăng 3%). Mức tăng trưởng bình quân trong giaiđoạn này đạt 41%.
Về hoạtđộng tín dụng
Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng giai đoạn 2005-2008
3,014 5,031 13,324 12,986 0 5,000 10,000 15,000 20,000 2005 2006 2007 2008 Năm T ỷ đ ồ n g
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005-2008)
Hoạt động tín dụng có mức tăng trưởng mạnh nhất các chỉ tiêu hoạt động với dư nợ 3,014 tỷ đồng năm 2005 đã tăng lên 13,324 tỷ đồng năm 2007 và đạt xấp xỉ 13,000 tỷ đồng cuối năm 2008.Mức tăng trưởng bình quân giaiđoạn 2005-2008 đạt 67.72%.
Về chất lượng tín dụng, mặc dù VPBank đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu, củng cố bộ máy thu hồi nợ ở hội sở và các chi nhánh, nhưng do ảnh hưởng chung từ những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp là khách hàng của VPBank cũng gặp nhiều khó khăn, nên tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Nợ xấu từ mức 0.49 % tại thời điểm cuối năm 2007 đã tăng lên 3.41% vào thời điểm 31/12/2008 (tỷ lệ nợ xấu trung bình của ngành là 3.5%). Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của VPBank năm 2005 là 0.75% và năm 2006 là 0.58%.
Về lợi nhuận trước thuế
Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2005-2008
76.2 156.8 313.5 198.7 0.0 100.0 200.0 300.0 400.0 2005 2006 2007 2008 Năm T ỷ đ ồ n g
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005-2008)
Lợi nhuận trước thuế tăng đều từ năm 2005 đến 2007, nếu năm 2005 chỉ tiêu