1.15 NHTMNN + NHTMCP NN NHTMCP Chi nhánh NHNN + NHLD TCTD khác VPBank
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, (44-2009) và Bản tin Thông tin Tín dụng, (06/2009).
Biểu đồ 2.8: Thị phần huy động vốn toàn ngành ngân hàng năm 2008
1.18 2.00 2.00 60.00 27.82 9.00 NHTMNN + NHTMCP NNNHTMCP Chi nhánh NHNN + NHLD TCTD khác VPBank
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, (44-2009) và Bản tin thông tin tín dụng, (06/2009).
Về tốc độ tăng trưởng của VPBank từ năm 2006 đến năm 2008 chưa chưa thật sự bền vững, lợi nhuận trước thuế cuối năm 2008 giảm 37%% so với năm 2007, nguyên nhân một phần do tình hình chung của thị trường nhưng chủ yếu vẫn do nợ quá hạn tăng cao, tỷ lệ nợ xấu tới 3,4%/tổng dư nợ, gần bằng tỷ lệ nợ xấu toàn ngành là 3,5%. Điều này xuất phát từ sự tăng trưởng tín dụng nóng trong năm 2007
và quy trình kiểm soát tín dụng không chặt chẽ. Bên cạnh đó, thương hiệu của VPBank cũng chưa thật sự nổi bật trên thị trường, chưa tạo được sự phổ biến trên thị trường tài chính Việt Nam.
Như vậy, hiện nay trên thị trường tài chính Việt Nam xét về thế và lực, VPBank còn cách một khoảng khá xa với nhóm NHTMCP dẫn đầu và chưa thể so cánh được với nhóm NHTMNN và NHTMCP do Nhà nước nắm quyền chi phối. Mục tiêu trong những năm tới của VPBank là cố gắng phấn đấu trở thành một trong 5 NHTMCP hàng đầu Việt Nam. Để đạt được điều đó đòi hỏi VPBank không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mìnhđể tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đãđi sâu phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của VPBank trong thời gian vừa qua. Để nhìn nhận một cách toàn diện VPBank, tác giả đã giới thiệu quá trình hình thành và phát triển cũng như những kết quả hoạt động kinh doanh đãđạt được trong năm 2008. Sau đó, tácgiả đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng dựa trên những tiêu chí về năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong phần cơ sở lý luận đã nêu ở trong chương 1. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích và đánh giá các đối thủ cạnh tranh của VPBank trên thị trường tài chính Việt Nam, tiềm lực và lợi thế của mỗi ngân hàng. Từ đó, tác giả rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của VPBank và xác định vị thế của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Những phân tích trong chương 2 cho thấy năng lực cạnh tranh của VPBank trên thị trường còn hạn chế, VPBank cần đựa ra các giải pháp nhằm phát huy ưu điểm và khắc chế nhược điểm thì mới có thể tồn tài và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Vấn đề này sẽ được tác giả trình bàyở chương 3.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐGIẢI PHÁPNÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VPBANK SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
3.1. Cơ sở của giải pháp
3.1.1. Mục tiêu và định hướng của Chính phủ về phát triển ngànhNgân hàng Việt Nam Ngân hàng Việt Nam
Ngày 24/05/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 112/2006/QĐ- TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, với các mục tiêu và định hướng phát triển ngành ngân hàng cụ thể như sau:
Mục tiêu phát triển ngành ngân hàng
Mục tiêu phát triển NHNN Việt Nam đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020:
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, phù hợp với yêu cầu hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, tạo nền tảng đến sau năm 2010 phát triển Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng trung ương hiện đại, đạt trìnhđộ tiên tiến của các Ngân hàng trung ương trong khu vực Châu Á;
- Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phầnổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mục tiêu phát triển các TCTD đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020:
- Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
- Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn.
- Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, từng bước hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng.
- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại.
Định hướng phát triển ngành ngân hàng
Định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước ViệtNam đến năm 2010: - Nâng cao vị thế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua việc thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương và chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.
- Cơ cấu lại tổ chức bộmáy của hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo hướng tinh gọn và hiện đại.
- Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ chính sách tiền tệ hiện đại và công nghệ tiên tiến.
- Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối, Tăng cường khả năng và mức độ bao quát của NHNN trong việc quản lý, giám sát các giao dịch ngoại hối trong nước và quốc tế, đồng thời có biện pháp hữu hiệu hạn chế, kiểm soát hiện tượng đào thoát vốn đầu tư ra nước ngoài. Thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính.
- Phát triển hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu (về thể chế, mô hình tổ chức, con người và phương pháp) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng.
- Đổi mới quản lý và phát triển nhân lực đầy đủ năng lực và phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển NHNN trở thành NHTW hiện đại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Định hướng phát triển các NHTM đến năm 2010: a) Định hướng chiến lược phát triển các NHTM:
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các NHTM Việt Nam với chất lượng dịch vụ cao và thương hiệu mạnh. Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện các NHTM theo các hướng sau:
- Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM. Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngoài. Xúc tiến hiện diện thương mại của các NHTM Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế. Phát triển các hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn của các NHTM Việt Nam.
- Tăng cường năng lực tài chính, lành mạnh hoá và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính của các NHTM để bảo đảm các NHTM có đủ năng lực tài chính (về quy mô và chất lượng). Tiếp tục tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có; giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTM. Kiên quyết xử lý các NHTM yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản các NHTM theo quy định pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế- xã hội.
- Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các NHTM. Theo đó, các TCTD được thực sự tự chủ (về tài chính, hoạt động, quản trị điều hành, tổ chức bộ máy, nhân sự), hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và được hoạt động trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, công khai, bìnhđẳng.
Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng của các TCTD Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và chống độc quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng để từng bước phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Không hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trường dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, thủ tục, điều kiện giao dịch được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Từng bước tự do hoá gia nhập thị trường và khuyến khích các TCTD cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ, uy tín, thương hiệu thay vì dựa chủ yếu vào giá cả dịch vụ và mở rộng màng lưới. Đến năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lượng và có khả năng cạnh tranh quốc tế ở một số dịch vụ.
Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến năm 2010:
Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ- ngân hàng. Xây dựng môitrường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Định hướng phát triển công nghệ và hệ thống thanh toán ngân hàng đến năm 2010:
Phát triển hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực, tiếp cận nhanh, vận hành có hiệu quả và làm chủ được cácứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong toàn quốc;
hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ và hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM theo hướng tự động hoá với cấu trúc mở và có khả năng tích hợp hệ thống cao đối với cácứng dụng.
Định hướng phát triển thị trường tiền tệ đến năm 2010:
Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD. Củng cố, phát triển thị trường liên ngân hàng với cơ chế hoạt động thông thoáng, đồng thời tăng cường vai trò của NHNN trong giám sát, điều hành hoạt động thị trường. Phát triển thị trường đấu thầu trái phiếu, tín phiếu kho bạc và thị trường mở, hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường tiền tệ.
Một số chỉ tiêu phát triển chính của ngành ngân hàng đến năm 2010 như sau:
- Tốc độ tăng huy động vốn: 18-20%/năm
- Tốc độ tăng tín dụng: 18-20%/năm
- Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn: 33-35% (trong tổng nguồn vốn huy động)
- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ: < 5%
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 8%
Các nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu và định hướng phát triển trên
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
- Tăng cường năng lực xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ và chính sách quản lý ngoại hối.
- Tăng cường năng lực giám sát của Ngân hàngNhà nước Việt Nam.
- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán.
- Nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.
- Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngân hàng thương mại theo các đề án được duyệt.
- Tăng cường năng lực và chất lượng hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân; phát triển vững chắc, an toàn các quỹ tín dụng nhân dân được thành lập mới.
- Củng cố, phát triển và tăng cường quản lý các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, kể cả các tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
- Hoàn thiện và tăng cường quản lý các ngân hàng chính sách, định chế tài chính phát triển của Nhà nước.
- Đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
3.1.2. Định hướng phát triển của VPBank
Với định hướng hướng tới mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng, VPBank phấn đấu tới năm 2012 trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực phía bắc và một trong 5 NHTMCP lớn nhất của Việt Nam về chất lượng, hiệu quả và độ tin cậy. Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn so với mức bình quân của ngành, chỉ số ROE đạt trên 15%, công tác quản trị rủi ro vá kiểm soát chất lượng tài sản có theo thông lệ quốc tế. Xây dựng và chuẩn hóa các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng với định hướng khách hàng là nền tảng của mọi hoạt động. VPBank phải tiếp tục tăng trưởng cao cả về dư nợ và tổng tài sản để từng bước thu hẹp khoảng cách với nhóm NHTMCP hàng đầu Việt Nam hiện nay cũng như các NHTMNN. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, mục tiêu quan trọng nhất của VPBank vẫn là tăng trưởng bền vững, trong đó chú trọng về nguồn vốn huy động và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Về nguồn vốn huy động, VPBank dự kiến triển khai các chương trình khuyến mại phù hợp với tình hình thực tế nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tập trung ở hai đối tượng chính là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với tăng trưởng tín dụng, VPBank thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro chặt chẽ, hạn chế một số tài sản thế chấp có tính chuyển nhượng thấp hoặc không kiểm soát được, đồng thời giảm tỷ lệ cho vay tối đa trên tài sản và