Phân tích các đối thủ cạnh tranh của VPBank

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh ttranh của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 62)

Các đối thủ trong nước

Đến thời điểm cuối năm 2008, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự góp mặt của 3 NHTM Nhà nước, 2 NHTMCP Nhà nước, 2 ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh và 37 NHTMCP (10), đó là chưa bao gồm các Quỹ tín dụng, các định chế tài chính và các ngân hàng nước ngoài sắp xâm nhập thị trường tài chính Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới sự cạnh tranh trên thị trường tài chính sẽ diễn ra rất gay gắt và khốc liệt. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài hiện chưa được đối xử bình đẳng với các ngân hàng trong nước nên tranh thủ trong thời gian này các ngân hàng trong nước sẽ ra sức tăng cường tiềm lực để năng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy, trước mắt các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của VPBank sẽ là các NHTMCP như ACB, STB, EAB, Techcombank… và các NHTM Nhà nước như Vietcombank, BIDV, …

Các NHTM Nhà nước và NHTMCP Nhà nước

Hiện nay các NHTM Nhà nước và NHTMCP Nhà nước đang dẫn đầu trong ngành ngân hàng vềvốn, tổng tài sản cũng như chiếm giữ thị phần cho vay và huy 10

Vy Anh (2009), “Phát triển bền vững thị trường tài chính: Cần một lộ trình tổng thể”. Thời báo Ngân hàng (123), trang. 5.

động khá lớn, với những con số lần lượt là 52% và 60%.Đối tượng khách hàng của khối ngân hàng này chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp lớn và các nhóm khách hàng do Chính Phủ chỉ định. Điểm yếu cơ cố hữu của các ngân hàng này vẫn là cơ chế quản lý, chất lượng dịch vụ và mức độ nhanh nhạy với thị trường, vì vậy hiện nay các NHTMCP đang đánh đúng vào điểm yếu của khối ngân hàng này để không ngừng lôi kéo khách hàng về quan hệ tại ngân hàng mình. Tuy nhiên, khối ngân hàng này cũng đang được cải tổ và cơ cấu lại theo hướng tinh gọn để hoạt động hiệu quả hơn. Một số ngân hàng có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam…

• Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Agribank) Agribank là ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cả về tổng tài sản và dư nợ tín dụng. Đến cuối năm 2008, tổng tài sản của ngân hàng này là 396,993 tỷ đồng, tổng nguồn vốn đạt 375,033 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 294,697 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 3,965 tỷ đồng. Với hệ thống mạng lưới gồm 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch trải đều trên khắp cả nước, nếu được tái cơ cấu và xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, Agribank sẽ có sức cạnh tranh lớn trên thị trường và là thách thức lớn cho các ngân hàng khác.

• Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB)

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng đi đầu trong trang bị công nghệ hiện đại và hệ thống thanh toán trực tuyến trên toàn quốc. Sau khi cổ phần hóa, Vietcombank đã có những bước tiến vượt bậc trong hoạt động kinh doanh. Tính đến cuối năm 2008, tổng tài sản của Vietcombank đạt 211,950 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 196,507 tỷ đồng, dư nợ đạt 112,793 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3,324 tỷ đồng.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt trên 18%. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động kiều hối cũng là thế mạnh của VCB với doanh số.Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Vietcombank tương đối ổn định và chiều hướng phát triển tốt. Với thực

thực hiện tại, Vietcombank sẽ là ngân hàng có khả năng cạnh tranh lớn nhất trên thị trường tài chính Việt Nam.

Ngoài ra, các ngân hàng khác như Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam… cũng mang lại những thách thức không nhỏ cho các NHTMCP nói chung và VPBank nói riêng trong cuộc chiến tranh giành thị phần tại thị trường tài chính Việt Nam.

Các ngân hàng thương mại cổ phần

Trong số 37 NHTMCP hiện diện tại thị trường tài chính Việt Nam thì hai ngân hàng dẫn đầu là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh đối với VPBank gồm Sacombank, ACB. Bên cạnh đó là nhóm ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao và phát triển mạnh trong thời gian vừa qua như EAB, Eximbank, Techcombank…, những ngân hàng này thực sự là những đối thủ cạnh tranh chính của VPBank trong thời gian tới.

• Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

ACB là ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống NHTMCP Việt Nam. Đến cuối năm 2008, tổng tài sản của ACB đạt 105,306 tỷ đồng, nguồn vốn huy động khách hàng đạt 75,113 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 34,833 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 2,210 tỷ đồng. ACB cũng là ngân hàng đi đầu trong khối NHTMCP về đầu tư công nghệ hiện đại và là một trong hai ngân hàng đầu tiên tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trên thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, ACB được đánh giá rất cao không chỉ về các chỉ tiêu tài chính mà còn là chất lượng dịch vụ và hình ảnh ngân hàng trong lòng công chúng, liên tục được các tạp chí uy tín trên thế giới như EuroMoney, AisaMoney, Finance Asia, Global Finance bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Với định hướng phát triển bền vững và đội ngũ nhân lực chất lượng cao, ACB sẽ là đối thủ cạnh tranh rất mạnh không chỉ đối với VPBank mà còn toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Là ngân hàng có mạng lưới lớn nhất trong hệ thống NHTMCP Việt Nam, năm 2008, hệ thống mạng lưới của STB là 247 chi nhánh và phòng giao dịch, trải đều trên toàn Việt Nam. Đây là một lợi thế của STB mà không phải ngân hàng nào cũng có được (ngoại trừ các NHTMNN và NHTMCP NN). Ngoài ra, STB còn là ngân hàng đi đầu trong việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số vốn điều lệ đến cuối năm 2008 đạt 5,116 tỷ đồng.

STB cũng là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ 2 trong hệ thống NHTMCP Việt Nam, năm 2008 tổng tài sản đạt 68,439 tỷ đồng, nguồn vốn huy động đạt 59,343 tỷ đồng, dư nợ vay đạt 35,009 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1,091 tỷ đồng. Như vậy, cùng với ACB, STB đang là một trong hai ngân hàng dẫn đầu về thị phần cũng như thương hiệu mạnh trong hệ thống NHTMCP Việt Nam.

• Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB)

Đây là một trong những ngân hàng có mức độ tăng trưởng cao trong thời gian qua và là ngân hàng có mức lợi nhuận cao thứ nhì khối NHTMCP, chỉ sau ACB. Tính đến thời điểm 31/12/2008 tổng tài sản của TCB đạt 59,360 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 26,018 tỷ đồng, nguồn vốn huy động đạt 51,894 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1,600 tỷ đồng.

Với mạng lưới 169 chi nhánh và phòng giao dịch và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ đối tác chiến lược HSBC, là ngân hàng lớn thứ 5 trên thế giới, TCB đang dần khặng định thương hiệu trên thị trường tài chính Việt Nam và hứa hẹn sẻ trở thành một đối thủ mạnh trong hệ thồng ngân hàng Việt Nam.

• Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

Với mức vốn điều lệ lên tới 7,220 tỷ đồng, Eximbank hiện là ngân hàng có mức vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống NHTMCP Việt Nam. Mặc dù vừa thoát được kiểm soát đặc biệt của NHNN và tái cấu trúc lại từ năm 2004 nhưng đến cuối năm 2008, Eximbank đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ. Tổng tài sản đạt 48,248 tỷ đồng, nguồn vốn huy động đạt 32,331 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 21,232 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 969 tỷ đồng.

Bên cạnh những sản phẩm, dịch vụ về tín dụng, Eximbank còn có lợi thế lớn trong lĩnh vực hoạt động phi tín dụng như thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh vàng và ngoại hối. Với năng lực tài chính mạnh, khi tăng hiệu quả sử dụng vốn hợp lý và quản lý được rủi ro, tốc độ tăng trưởng của Eximbank sẽ nhanh hơn các ngân hàng khác. Đối tác chiến lược hiện nay là Sumitomo – tập đoàn tài chính lớn nhất của Nhật Bản và rất nổi tiếng trên thị trường tài chính toàn cầu. Đó cũng là hỗ trợ rất lớn cho Eximbank trong tương lai.

• Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB)

Ngân hàng TMCP Đông Á là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực kiều hối, năm 2008 lượng kiều hối chuyển về thông qua Công ty Kiều hối Đông Á là 1.18 tỷ USD, chiếm 15% tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam (8 tỷ USD), chỉ sau VCB (1,5 tỷ USD). Trong lĩnh vực thẻ tín dụng và thẻ thanh toán, EAB cũng là một trong những ngân hàng dẫn đầu tại Việt Nam vớihơn 1,200 máy ATM và 2.5 triệu thẻ. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh khác của EAB cũng đạt được những kết quả khả quan, đến thời điểm 31/12/2008 tổng tài sản của EAB đạt 34,713 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 23,463 tỷ đồng, nguồn vốn huy động đạt 27,543 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 703 tỷ đồng.Như vậy, với lợi thế cạnh tranh về lĩnh vực thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và kiều hối, EAB dang có những bước đi vững chắc và sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh rất mạnh trong thời gian tới đối với VPBank. Bên cạnh đó, các đối thủ khác của VPBank như VIB, SCB, MB… đều là những đối thủ cạnh tranh khá mạnh của VPBank. Tuy nhiên, qua phân tích trên cho thấy nều mỗi ngân hàng tạo được lợi thế cạnh tranh nhất định cho mình thì sẽtồn tại và phát triển được trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Các ngân hàng nước ngoài

Các ngân hàng nước ngoài có lợi thế rất lớn về tiềm lực tài chính, công nghệ và trình độ quản lý,do đó khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam sẽ là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh không chỉ đối với VPBank mà còn là cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là nhóm đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn do những hạn chế về phạm vi kinh doanh và những rào cản về văn hóa bản địa.

Ma trận hìnhảnh cạnh tranh của VPBank với các đối thủ

Bảng 2.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của VPBank với các đối thủ(11)

ACB STB Techcombank VPBank Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Điểm Điểm quan trọng Điểm Điểm quan trọng Điểm Điểm quan trọng Điểm Điểm quan trọng Đội ngũ nhân viên 0.06 3 0.18 3 0.18 3 0.18 2 0.12 Quản lý- điều hành 0.06 3 0.18 2 0.12 3 0.18 2 0.12 Khả năng tài chính 0.17 3 0.51 4 0.68 3 0.51 2 0.34

Năng lực công nghệ 0.11 4 0.44 3 0.33 3 0.33 3 0.33 Mạng lưới phân phối 0.06 3 0.18 4 0.24 2 0.12 3 0.18 Hiệu quả hoạt động của kênh

phân phối 0.11 4 0.44 2 0.22 4 0.44 2 0.22

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21 2 0.14 Sự đa dạng về sản phẩm dịch

vụ 0.06 3 0.18 2 0.12 3 0.18 1 0.06

Khả năng cạnh tranh về lãi

suất và phí dịch vụ 0.08 3 0.24 3 0.24 2 0.16 2 0.16 Thị phần 0.11 4 0.44 3 0.33 3 0.33 1 0.11

Uy tín, thương hiệu 0.11 4 0.44 3 0.33 3 0.33 1 0.11

Tổng 1.00 3.44 3.00 2.97 1.89

(Nguồn: Phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm Hội sở VPBank năm 2007)

Qua phân tích ma trận hìnhảnh cạnh tranh cho thấy VPBank có khả năng cạnh tranh thấp nhất trong 4 ngân hàng đãđiều tra với số điểm 1.89, kém ngân hàng dẫn đầu ACB 1.55 điểm. ACB hiện đang dẫn đầu về năng lực cạnh tranh với số điểm 3.44, tiếp theo là STB với 3 điểm và Techcombank 2.97 điểm.

Như vậy, so với các đối thủ cạnh tranh đang dẫn đầu thị trường, năng lực cạnh tranh của VPBank còn cách một khoảng khá xa và chỉ so sánh được về năng lực công nghệ và mạng lưới phân phối.Do đó, trong thời gian tới để vươntới mục tiêu nằm trong 5 NHTMCP dẫn đầu Việt Nam, VPBank cần cải thiện rất nhiều về các

11

Tiến trình các bước xây dựng ma trận hìnhảnh cạnh tranh:

Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của

công ty trong ngành .

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( Không quan trọng) đến 1,0 ( Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm

quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của

công ty trong ngành . Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số củamỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng của

công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố.

chỉ tiêu năng lực cạnh tranh, đặc biệt là năng lực tài chính và uy tín, thương hiệu ngân hàng trên thị trường.

2.4.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh và vị thế của VPBank

Điểm mạnh của VPBank

- Hoạt động kinh doanh của VPBank không ngừng tăng trưởng qua các năm, tổng tài sản từ 10,111 tỷ đồng cuối năm 2006 tăng lên 18,587 tỷ đồng cuối năm 2008, dư nợ vay từ 5,013 tỷ đồng lên gần 13,000 tỷ đồng.

- Là ngân hàng đi tiên phong trong ứng dụng thẻ chíp chuẩn EMV trong dòng sản phẩm MasterCard tại Việt Nam. Với nguồn lực sẳn có, VPBank có thể đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm này.

- Được sự hỗ trợ tích cực từ đối tác chiến lược OCBC trong đào tạo nhân lực và quản trị rủi ro cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

- VPBank đã trang bị được công nghệ ngân hàng hiện đại và với công nghệ này, nếu ngân hàngứng dụng tốt sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại và quản trị rủi ro tốt.

Với nỗ lực khuếch trương thương hiệu trên thị trường và phấn đầu vào một trong 5 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, VPBank đang từng bước hoàn thiện mìnhđể tạo sức bật cạnh tranh, tạo ra những lợi thế nhất định trong quá trình tồn tại và phát triển của chính ngân hàng.

Điểm yếu của VPBank

Bên cạnh những thế mạnh đãđạt được, VPBank cần cải thiện nhiều trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh để phát triển, một số điểm yếu mà VPBank cần cải thiện là:

Một là, tiềm lực tài chính còn yếu, vốn điều lệ còn khá nhỏ so với nhóm ngân NHTMCP dẫn đầu như ACB, STB hay Eximbank. Còn nếu so sánh với các NHTMNN hay các ngân hàng nước ngoài thì còn kém xa, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Hai là, chất lượng tín dụng còn thấp, quy trình duyệt cho vay chưa chặt chẽ dẫn đến khó kiểm soát chất lượng tín dụng và gây rủi ro trong hoạt động của ngân

hàng. Chất lượng dịch vụ chưa thực sự tốt, không tạo được lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng.

Ba là, chất lượng đội ngũ nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển do sự phát triển quá nóng về mở rộng mạng lưới và tuyển nhân sự không đạt chuẩn. Bên cạnh đó, công tác đào tạo và cơ chế ưu đãi cho cán bộ nhân viên còn nhiều hạn chế, không giữ được người tài, tạo đội ngũ lãnhđạo kế cận cho ngân hàng.

Bốn là, hình ảnh ngân hàng và mức phổ biến thương hiệu còn hạn chế, chưa tạo được dấu ấn trên thị trường tài chính, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh ttranh của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)