Với phương châm coi đội ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng, VPBank đã hết sức quan tâm đến việc phát triển và củng cố đội ngũ cán bộ công nhân viên. Tùy thuộc vào vị trí công việc cụ thể, ngân hàng sẽ đưa ra những tuyển dụng nhân sự phù hợp.
Đội ngũ nhân lực
Với sự phát triển không ngừng về quy mô và mạng lưới phân phối của VPBank, từlúc chỉ có 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch trong 2 năm đầu hoạt động đến nay đã thiết lập được một hệ thống mạng lưới phân phối với 135 chi nhánh và phòng giao dịch, nhu cầu về bổ sung và phát triển nguồn nhân lực là rất lớn. Đặc biệt trong năm 2007, số lượng lao động được tuyển dụng vào VPBank đã tăng gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2006. Nếu như năm 2006 tổng số nhân sự là 1,325 người thì đến thời điểm 31/12/2007 con số này là 2,681 người, trong đó số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 77% tổng số lao động.
Năm 2008, mặc dù gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng với chiến lược đãđề ra về phát triển mạng lưới cũng như mở rộng và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, VPBank tiếp tục tuyển dụng và không ngừng bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ cho nhân viên và cán bộ quản lý. Đến cuối năm 2008, 2 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO số lượng và cơ cấu nhân sự của VPBank đã thay đổi toàn diện, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của VPBankgiai đoạn 2005 - 2008 Số lượng (người) Theo trìnhđộ học vấn và theo cấp quản lý 2005 2006 2007 2008 Sau đại học 15 17 26 28 Đại học 602 1,036 2,038 2,111 Cao đẳng/ Trung cấp 90 168 301 360 Phổ thông 75 104 316 334 Tổng cộng 782 1,325 2,681 2,833 Cán bộ quản lý 123 208 421 445 Nhân viên 659 1,117 2,260 2,388 Tổng cộng 782 1,325 2,681 2,833
(Nguồn: Phòng Nhân sự- Đào tạo Hội sở VPBank)
Như vậy, qua 2 năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO, nguồn nhân lực VPBank đã không ngừng được năng cao cả về số lượng và chất lượng, từ 1,325 người thời điểm 31/12/2006 với 17 người có trình độ trên đại học, 1,036 người có trình độ đại học đã tăng lên 2,833 người với 28 người có trình độ trên đại học và 2,111 người có trìnhđộ đại học tại thời điểm 31/12/2008, tăng 113.81% so với năm 2006.
Với mục tiêu là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghề nghiệp, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, nhiệt tình phục vụ khách hàng và chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, VPBank đã thành lập Trung tâm đào tạo, công tác đào tạo được tổ chức nề nếp, nội dung đào tạo dần được chuẩn hóa thống nhất trên toàn hệ thống. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ tiện nghi và khang trang với 2 cơ sở đào tạo lớn tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tại các trung tâm này có phòng học rỗng rãi,được trang bị đủ máy móc phục vụ cho công tác đào tạo của ngân hàng và có nơi ăn ở cho các học viênở các tỉnh xa.
Về tổ chức đào tạo, những nhân viên mới tuyển dụng đều được tham gia các kháo đào tạo về văn hóa ngân hàng, sản phẩm dịch vụ của VPBank hay các khóa học về nghiệp vụ. Đối với bộ phận quản lý, VPBank còn tổ chức các khóa tạo đạo về kỹ năng quản lý, lãnhđạo hoặc ra quyết định.
Bên cạnh công tác đào tạo, Trung tâm cũng đã hoàn thành việc tìm hiểu nhu cầu đào tạo của toàn thể nhân viên trên toàn hệ thống, làm cơ sở cho quá trình lập kế hoạch và thực hiện các khóa học theo hướng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nghiệp vụ ngân hàng. Đồng thời Trung tâm đã cử một đoàn công tác qua OCBC để tham quan Trung tâm đào tạo của đối tác cũng như học tập kinh nghiệm và khai thác sự trợ giúp của OCBC.
Năm 2006, Trung tâm đã tổ chức được 52 khóa đào tạo về nghiệp vụ cho 2,165 lượt học viên với 338 ngày đào tạo, bao gồm 18 khóa đào tạo nội bộ, 4 khóa mời giảng viên bên ngoài và 30 khóa cử nhân viên đi học.Năm 2007, Trung tâm đã tổ chức được 57 khóa đào tạo với 2.108 lượt học viên với tổng chi phí đào tạo là 808,630,000 đồng. Năm 2008 do tình hình kinh tế khó khăn và những biến động khó lường trên thị trường tài chính nên VPBank đã tạm hoãn việc đào tạo theo định kỳ, chỉ đào tạo cho các nhân sự mới tuyển dụng để tập trung vào hoạt động kinh doanh, phòng ngừa rủi ro.
Nhìn chung, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên đã được ban lãnh đạo ngân hàng xem trong và đưa vào một trong những ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển hội nhập.Tuy nhiên, trong năm 2007 do sự phát triển quá nóng dẫn đến sự gia tăng về số lượng nhân viên nhưng chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Năm 2008, thị trường tài chính thế giới lâm vào khủng hoảng, ngành ngân hàng Việt Nam đã phải chịu ảnh hưởng rất lớn dẫn đến sự thu hẹp hoạt động, một số chi nhánh, phòng giao dịch phải sát nhập do đó một số bộ phận bị dư thừa lao động. Đầu năm 2009, VPBank đã tiến hành rà soát và tổ chức thi nghiệp vụ để sàng lọc cán bộ công nhân viên nhằm phù hợp với tình hình phát triển trong giai đoạn mới đồng thời lên kế hoạch tăng lương trong toàn hệ thống để ổn định bộ máy hoạt động.
Khả năng thu hút và giữ chân các nhân tài Chính sách tuyển dụng
Với chiến lược xem nguồn nhân lực là linh hồn, là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại, phát triển và thành công của ngân hàng, hướng đến việc xây dựng VPBank trở thành một thương hiệu hàng đầu với đội ngũ nhân viên tận tâm, nhiệt huyết và đầy năng lực. Vì vậy chính sách tuyển dụng VPBank luôn hướng đến việc đa dạng hóa nguồn ứng viên, từ các sinh viên mới ra trường, các ứng viên có kỹ năng thích hợp, trình độ chuyên môn cao hay cácứng viên có kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc. Công tác tuyển dụng được xem xét trên quan điểm không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính và tuổi tác.
VPBank luôn tạo điều kiện để nhân viên mới hội nhập và thích ứng với môi trường và công việc. Với mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên môn giỏi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, ngân hàng thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo thiết thực, các buổi thảo luận học hỏi thực tế từ kinh nghiệm của nhân viên đi trước và nhiều khóa học khác. Bên cạnh đó,các trưởngbộ phận sẽ luôn quan tâm, hướng dẫn nhân viên, đặc biệt trong giai đoạn gia nhập. Các điểm nổi bật trong quá trình làm việc của nhân viên sẽ được ghi nhận để làm căn cứ xem xét và phát triển nghềnghiệp.Ðồng thờiVPBank cũng luôn đảmbảo quyền lợi cho nhân viên trong suốt thời gian công tác.
Chính sách tiền lương, thưởng, phúc lợi và cơ hội thăng tiến
Chính sách về lương, thưởng, các chế độ phúc lợi và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp là một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút và giữ chân các nhân tài. Nếu một ngân hàng có chính sách lương, thưởng không rõ ràng và nhất quán thì ngân hàng đó chỉ là nơi đào tạo nhân viên cho các ngân hàng khác. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong những năm qua VPBank đã không ngừng tăng lương cho nhân viên đồng thời thường xuyên tổ chức đánh giá nhân viên theo định kỳ hàng quý để làm cơ sở cho sự xem xét mức thưởng cuối năm, quá trình thực hiện đánh giá được thông qua phần mềm quản lý nhân sự do VPBank đầu tư năm 2007 (xem Phụ lục 2).
Tuy nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực cũng như điều kiện cần để giữ được nhân viên, nhưng do ảnh hưởng của cơ chế trả lương cũ và không thay đổi kịp thời theo xu thế hội nhập nên trong thời gian vừa qua dù VPBank nỗ lực tăng lương song so với mặt bằng chung của các ngân hàng hiện nay còn khá thấp. Năm 2007, mức lương của cán bộ công nhân viên bình quân là 4,700,000 đồng/tháng và năm 2008, mức lương bình quân chỉ đạt 5,250,000 đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương bình quân của ACB năm 2007 là 8,456,000 đồng/người/tháng và năm 2008 là 8,668,000 đồng/người/tháng, mức lương bình quân của SCB năm 2007 là 10,600,000 đồng/người/tháng và năm 2008 là 11,780,000 đồng/người/tháng(4). Mặt khác, hiện nay mức lương của nhân viên hầu như ngang bằng nhau và chỉ tăng theo quy định hai năm một lần theo bậc lương đã quy định sẵn nên không kích thích được năng suất và chất lượng công việc của cán bộ công nhân viên.
Đối với chế độ khen thưởng, VPBank cũng chưa thực sự xây dựng được một cơ chế khen thưởng rõ ràng để khuyến khích người lao động, phền mềm đánh giá nhân sự còn chung chung và mang nhiều cảm tính, do đó kết quả đánh giá cuối năm của nhân viên thường như nhau, mứcthưởng ngang bằng nhau gây nên tâm lý trì trệ trong cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, các quy định về phát triển nghề nghiệp chưa được xây dựng, không thấy được lộ trình thăng tiến để khuyến khích nhân viên phấn đấu trong công việc và gắn bó với ngân hàng.
Như vậy, với cơ chế trả lương “cào bằng” và chế độ khen thưởng, cơ hội thăng tiến không rõ ràng, rất khó để VPBank có thể giữ chân được các nhân tài và giữ ổn định trong bộ máy nhân sự. Đây là vấn đề mà VPBank cần cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay.