Chỉ số về năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh ttranh của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 49)

Các chỉ tiêu về vốn

Quy mô vốn

Có thể nói quy mô vốn chủ sở hữu là lá chắn an toàn cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh cũng như những rủi ro do môi trường kinh doanh mang lại, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Quy mô vốn càng lớn thì khả năng chống đỡ các rủi ro càng cao, đặc biệt trong khả năng thanh khoản. thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là một ví dụ, với những ngân hàng có quy mô vốn lớn như STB, ACB hay Eximbank, khả năng thanh khoản còn được duy trì trong khi một số ngân hàng

nhỏ với nguồn vốn hạn chế mất khả năng thanh khoản và phải nhờ tới sự trợ giúp của NHNN.

Để đáp ứng với lộ trình tăng vốn theo quy định của NHNN và tăng năng lực cạnh tranh theo yêu cầu hội nhập, VPBank đã không ngừng tăng vốn trong những năm qua, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Vốn chủsở hữu của VPBank giai đoạn 2005 – 2008

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Vốn điều lệ 309,386 750,000 2,000,000 2,117,474

Thặng dư vốn cổ phần 225 6,160 18,660 173,072

Lợi nhuận để lại 14,772 54,031 105,137 12,499

Quỹ dự trữ 3,882 25,428 57,037 91,666

Tổng cộng 328,265 835,619 2,180,834 2,394,711

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005, 2006, 2007 và 2008)

Trong vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng lớn nhất và nhân tố quan trọng nhất trong cơ cấu vốn để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, tạo niềm tin cho khách hàng và cũng là chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của mỗi ngân hàng. Trong giai đoạn 2005– 2008, VPbank đã liên tục tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu, bán ra thị trường và bán cho đối tác chiến lược nước ngoài (OCBC). Năm 2005, vốn điều lệ VPBank chỉ là 309 tỷ đồng thì năm 2006 đã tăng lên 750 tỷ đồng. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, VPBank đã tiếp tục tăng vốn với mức tăng trưởng là 167% so với năm 2006, đạt 2,000 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/12/2008 số vốn điều lệ là 2,117 tỷ đồng (tương đương 118.79 triệu đô la Mỹ(5)

).

Tuy đã có sự gia tăng vốn liên tục kể từ thời điểm 2006, tuy nhiên so với nguồn vốn của các ngân hàng Việt Nam thì vốn điều lệ của VPBank chỉ ở nhóm trung bình và còn thấp hơn rất nhiều so với các NHTMNN và các NHTMCP hàng đầu Việt Nam như STB, ACB, Eximbank (xemPhụ lục 3). Còn nếu so sánh với các ngân hàng lớn của thế giới thì số vốn của VPBank là vô cùng nhỏ bé, ta có thể xem

5

thêm“Phụ lục 4” để thấy được sự chênh lệch này khi so sánh với quy mô vốn của 25 ngân hàng lớn nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí The Banker năm 2009.

Hệ số an toàn vốn

Bên cạnh phát triển quy mô vốn, các ngân hàng cũng đặc biệt quan tâm tới hệ số an toàn vốn (CAR - Capital Adequacy Ratio) nhằm đảm bảo cho ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đến năm 2008, hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 8%, theo tiêu chuẩn của Basel I(6)

doỦy ban giám sát các ngân hàng Basel ban hành. Năm 2005, hệ số an toàn vốn CAR của VPBank là 15%, năm 2006 là 26%, năm 2007 là 21% và năm 2008 đạt 19%, cao hơn 2 lần so với quy định 8% của NHNN. Từ năm 2005 đến năm 2008, hệ số an toàn vốn (CAR) luôn được VPBank duy trì trên mức 8% và là ngân hàng có hệ số an toàn cao trong ngành ngân hàng. Đây là một nỗ lực rất lớn của VPBank nhằm duy trì sự phát triểnổn định và bền vững.

Bảng 2.3: Hệ sốCAR của một số NHTM Việt Namgiai đoạn 2005 - 2008 Ngân hàng

Năm

VCB ACB STB Techcombank EAB VPBank

2005 15.35% 11.98% 15.40% 15.72% 8.94% 15.00%

2006 21.12% 10.88% 11.82% 17.28% 13.57% 26.00% 2007 21.20% 16.19% 11.07% 14.30% 14.36% 21.00% 2008 18.03% 12.44% 12.16% 13.99% 11.30% 19.00%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niêncác năm 2005-2008 của các ngân hàng)

Chất lượng tài sản có

Chất lượng tài sản có thể hiện trước hếtở tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Từ năm 2005 đến năm 2007, VPBank luôn duy trì tỷ lệ nợ xấuở mức dưới 1%. Cụ thể, năm 2005 là 0.75% sau đó giảm xuống 0.58% vào năm 2006 và đạt mức 0.49% trong năm 2007, một năm sau khi gia nhập WTO. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6

Hiệp định Basel I năm 1988 mang tính chất thỏa thuận quốc tế và các tiêu chuẩn về vốn đã trở thành chuẩn

mực quốc tế về vốn tự có. Nó quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân

hàng, là một trong những căn cứ, tiêu chuẩn để các ngân hàng của các quốc gia trên thế giới áp dụng quản lý,

Năm 2008 là một năm đầy khó khăn và thách thức cho ngành tài chính ngân hàng thế giới nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng. Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hậu quả mà nó để lại là vô cùng to lớn. VPBank sau khi thoát khỏi kiểm soát đặc biệt của NHNN năm 2002 đã phát triển rất nhanh về quy mô vốn, hệ thống mạng lưới và dư nợ tín dụng. Năm 2006 nếu dư nợ của VPBank chỉ là 5,031 tỷ đồng thì đến cuối năm 2007 đạt được 13,323 tỷ đồng, tăng 165% so với năm trước và duy trì dư nợ tín dụng xấp xỉ 13,000 tại thời điểm cuối năm 2008.Do sự phát triển quá nhanh về dư nợ cũng như nới rộng các điều kiện cho vay và buông lỏng kiểm soát chất lượng tín dụng, nên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng năm 2008 của VPBank tăng cao, ở mức 3.4% tổng dư nợ và gần bằng tỷ lệ nợ xấu bình quân của toàn ngành (3.5%). Tuy nhiên, phần lớn các khoản nợ xấu đều được đảm bảo bằng bất động sản nên khả năng thu hồi tương đối tốt. Mặt khác,để dự phòng cho phần dư nợ xấu này VPBank cũng đã thực hiện trích quỹ dự phòng theo quy định của NHNN, năm 2006 tỷ lệ trích dự phòng rủi ro là 0.2%, tương đương 10.19 tỷ đồng. Năm 2007, tỷ lệ này giảm còn 0.18%, tương đương 23.73 tỷ đồng. Năm 2008do tỷ lệ nợ xấu tăng nên tỷ lệ trích dự phòng tăng khá cao, ở mức 0.35%, xấp xỉ 45.6 tỷ đồng.

Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank đã tăng mạnh chỉ sau 2 năm gia nhập WTO, từ 0.56% lên 3.41%. Điều này phản ánh chất lượng tài sản có của ngân hàng chỉ ở mức trung bình, một phần doảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như sự phát triển tín dụng nóng của VPBank trong năm 2007 và 2008 mà chưa chú trọng vào chất lượng tín dụng.

Hiện nay, VPBank đang tập trung thu hồi các khoản nợ xấu và siết chặt các khoản cho vay, tập trung vào các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế các khoản cho vay trên 50 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tháng 6/2006 VPBank đã thành lập Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản để tiếp nhận các khoản nợ, khai thác hiệu quả các tài sản đảm bảo tại VPBank.

Mức sinh lời

Năm 2008 là một năm đầy khó khăn của VPBank, tỷ lệ nợ xấu tăng dẫn đến chi phí dự phòng tăng theo, mặt khác chi phí huy động vốn liên tục tăng trong khi lãi suất vay không theo kịp dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng không có hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu năm 2008 (ROE) chỉ đạt 6.74% trong khi năm 2007 là 17.63%. Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (ROA)năm 2008 cũng chỉ đạt 0.81%, giảm xấp xỉ 1% so với năm 2007. Mức lợi nhuận sau thuế tuyệt đối trong năm cũng giảm khá nhiều so với 2007, nếu năm 2007 đạt 226.72 tỷ đồng thì năm 2008 chỉ đạt 142.58 tỷ đồng, giảm 37% so với năm trước.

Bảng 2.4: Khả năng sinh lời của VPBank giai đoạn 2005-2008

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu (ROE) 17.97 15.12 17.63 6.74 Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (ROA) 0.91 1.12 1.80 0.81

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005-2008)

Năm 2005, sau khi thoát khỏi kiểm soát đặc biệt và vươn lên mạnh mẽ, VPBank đã gặt hái đươc ít nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh, chỉ số ROE và ROA tăng trưởng liên tục trong ba năm 2005, 2006 và 2007. Tuy nhiên với sự tuột dốc của nền kinh tếvà sự yếu kém trong quản lý điều hànhđã làm cho hiệu quả hoạt động của VPBank giảm mạnh trong năm 2008. Nếu so sánh mức sinh lời của VPBank với một số ngân hàng như ACB, STB, Techcombank … thì mức sinh lời của VPBank năm 2008 đạt thấp(xem Phụ lục 7).

Như vậy với mức sinh lợi đạt được trong những năm qua, có thể thấy mặc dù VPBank có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là dấu hiệu không tốt về năng lực cạnh tranh của VPBank, nó cho thấy khả năng quản lý và điều hành cũng như công tác dự báo thị trường và quản trị rủi ro còn chưa được chú trọng đúng mức.

Về cơ cấu thu nhập, thu nhập ròng từ lãi hàng năm của VPBank luôn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2006 tỷ trọng thu nhập ròng từ lãi là 96.4% thì năm 2007 là 93.9% và năm 2008 vẫn duy trì ở mức 95%. Trong khi đó thu nhập từ thu phí dịch vụ chỉ

chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2006 là 3.6%, năm 2007 là 6.1% và năm 2008 chỉ đạt 5% (xem biểu đồ 2.6).

Biểu đồ 2.6: Thu nhập từ lãi và phí của VPBank giai đoạn 2005-2008

95.9% 96.4% 93.9% 95.0% 4.1% 3.6% 6.1% 5.0% 2005 2006 2007 2008 N ăm Tỷ lệ % Thu nhập từ phí Thu nhập từ lãi

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005-2008)

Như vậy, từ biểu đồ cho thấy thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của VPBank trong giai đoạn 2005 – 2008 và luôn duy trìở mức từ 94 đến 96%. Điều này cho thấy thu nhập của VPBank phụ thược rất nhiều vào hoạt động cho vay, do đó trong trường hợp thị trường tín dụng gặpkhó khăn như lãi suất huy động tăng cao, trong khi lãi suất cho vay bị khống chế bởi mức trần và tốc độ tăng trưởng dư nợ bị hạn chếthì rủi ro cho VPBank sẽ là rất lớn.

Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là thước đo sức mạnh nội lực của một ngân hàng mà qua đó phản ánh khả năng chống chịu rủi ro trước những biến động của thị trường. Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 vừa qua, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ mà sau đó lan rộng khắp toàn cầu, các ngân hàng Việt Nam bước vào cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi không mong đợi. Mức lãi suất huy động tại một số thời điểm lên trên 19%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay lên đỉnh 21%/năm theo mức lãi suất trần của NHNN.

Mặc dù vậy, nhiều ngân hàng Việt Nam tại thời điểm đó lại không đủ vốn, buộc phải ngưng cho vay đối với khách hàng và gần như mất khả năng thanh khoản.

Để tránh những rủi ro như vậy, VPBank trong những năm qua luôn duy trì khả năng thanh khoảnở mức an toàn (>1). Đồng thời tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn cũng thấp hơn nhiều so với quy định của NHNN là 40%(7)

.

Bảng 2.5: Khả năngthanh toán của VPBank giai đoạn 2005-2008

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ khả năng chi trả (lần) 1.08 3.32 1.26 3.86

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung,

dài hạn (%) 0.4 2.66 18.7 31.43

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005-2008)

Vềtỷ lệ khả năng chi trả,với mức độ duy trì lớn hơn 1 trong giai đoạn 2005– 2008, VPBank đã đảm bảo được tính thanh khoản của mình, nhất là trong những thời điểm rủi ro thị trường tăng cao, năm 2008 tỷ lệ này là 3.86 lần, tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2006 (3.32 lần).

Để luôn đảm bảo khả năng thanh khoản và hạn chế rủi ro của thị trường, VPBank cũng đã thành lập Hội đồng ALCO với quy chế họp định kỳ hàng tháng và tổ chức họp đột xuất khi có sự cố hoặc khi có diễn biến đặc biệt trên thị trường có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng. Hội đồng ALCO có nhiệm vụ quản lý thanh khoản, quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả, đồng thời theo dõi sát diễn biến trên thị trường về lãi suất, tỷ giá và những khả năng có thể gây rủi ro khác để có giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng đúng các yêu cầu về chỉ số an toàn của NHNN.

Nhìn chung, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, việc nâng cao năng lực thanh khoản đã được ban lãnh đạo VPBank chú trọng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank trên thị trường và tạo niềm tin cho các khách hàng.

7 Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD ban hành theo Quyết định số 457/2005-

QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN. Theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009

Quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với ngân hàng thương mại là 30%, thời hạn cuối để các ngân hàng điều chỉnh tỷ lệ này là 01/01/2010.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh ttranh của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 49)