Năng lực quản lý
Ban lãnh đạo VPBank gồm những người có trình độ đại học trở lên và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính– ngân hàng. Trong tổng số năm thành viên của Hội đồng quản trị có hai tiến sỹ, một thạc sỹ và hai cử nhân kinh tế. Ban điều hành gồm chín thành viên với hai người có trình độ thạc sỹ và bảy người có trình độ đại học. Đặc biệt, trong số ban lãnh đạo có hai người được cử từ đối tác OCBC qua hỗ trợ cho VPBank trong quản lý và điều hành, với sự hỗ trợ này VPBank sẽ tiếp cận nhanh hơn kỹ năng quản trị hiện đại của thế giới, đồng thời hoạch định chiến lược phát triển rõ ràng và nhất quán.
Qua quá trình phát triển từ 2005 đến nay cho thấy năng lực quản lý của Ban lãnh đạo VPBank tương đối tốt, có khả năng hoạch định chiến lược phát triển lâu dài và điều phối hoạt động kinh doanh tương đối linh hoạt. Tuy nhiên do chưa xây dựng được mô hình quản lý chuẩn mực nên còn xảy ra một số vướng mắc trong quản lý và điều hành, nhất là sự phân cấp trách nhiệm trong ban lãnh đạo ngân hàng, hội đồng quản trị còn can thiệp nhiều vào hoạt động điều hành của ban tổng giám đốc cũng như vai trò kiểm soát của ban kiểm soát và hội đồng quản trị chưa thực sự hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhằm từng bước nâng cao năng lực quản trị và điều hành, VPBank đã triển khai hệ thống phần mềm lõi (Core Banking T24) trên toàn hệ thống, mọi thông tinhoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch VPBank đều được chuyển tải về hội sở và báo cáo tổng hợp vào cuối ngày, điều này giúp ích rất nhiều cho ban lãnh đạo ngân hàng kiểm soát mọi rủi ro trong hoạt động hàng ngày, từ đó đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời trong mọi tình huống.
Về cơ cấu tổ chức
Với chiến lược xây dựng thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, từ năm 2007, VPBank đã bắt đầu tái cấu trúc bộ máy tổ chức dựa trên sự hỗ trợ trực tiếp từ OCBC.Theo đó, cơ cấu tổ chức của ngân hàng được phát triển dựa trên mô hình tổ chức là hướng tới khách hàng, khai thác được khách hàng, xem khách hàng
là trung tâm của sự phát triển. Mô hình tổ chức mới của VPBank được tổ chức theo các chuẩn mực mực quốc tế (do cổ đông chiến lược OCBC tư vấn) để phát triển bền vững, tinh gọn được bộ máy, giảm thiểu các thủ tục hành chính để việc ra quyết định nhanh chóng và chính xác.
Với mô hình tổ chức mới, VPBank đã tách bạch rõ ràng chức năng quản lý và kinh doanh trong tất cả các bộ phận mô hình “Back – office” và “Front – office”, trong đó khối “Front – office” trực tiếp giao dịch với khách hàng còn khối “Back – office” quản lý, lưu trữ hồ sơ, thực hiện các công việc hỗ trợ cho khối “Front – office” như định giá tài sản, thanh toán hay quản lý rủi ro. Với mô hình tiên tiến này cho phép các bộ phận hoạt động độc lập và hiệu quả hơn.
Hội sở chính, đứng đầu là Tổng giám đốc, là nơi điều phối mọi hoạt động của ngân hàng, điều chuyển dòng vốn từ các chi nhánh thừa vốn đến các chi nhánh thiếu vốn, đưa ra các kế hoạch về phát triển nhân sự cũng như điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ thống công nghệ phần mềm lõi. Cách tổ chức này giúp mọi hoạt động của ngân hàng được thông suốt, nhất quán, tạo ra sự công bằng giữa các chi nhánh, sự thuận tiên cho khách hàng cũng như tiết giảm các chi phí và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả.
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG HĐQT HỘI ĐỒNG LƯƠNG THƯỞNG HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ
HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ
KHỐI HỔ TRỢ (Văn phòng VPBank; Trung tâm hỗ trợ; Trung tâm thanh toán; Phòng Tài chính– Kế toán) KHỐI GIÁM SÁT QUẢN LÝ (Phòng Quản lý rủi ro; Phòng Pháp chế; Phòng Tái thẩm định) KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (Phòng Phát triển khách hàng Cá nhân; Trung tâm Thẻ; Trung tâm Western Union)
KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Phòng Phát triển khách hàng
Doanh nghiệp) TRUNG TÂM TIN HỌC
PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG NGUỒN VỐN PHÒNG NHÂN SỰ ĐÀO TẠO CTY QUẢN LÝ TÀI SẢN VPBANK CTY CHỨNG KHOÁN VPBANK CÁC CHI NHÁNH CÁC PHÒNG GIAO DỊCH Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của VPBank