Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank sau kh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh ttranh của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 79)

khi Việt Nam gia nhập WTO

3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính

Năng lực tài chính là một trong yếu tố đóng vai trò then chốt trong quá trình cạnh tranh và phát triển của các ngân hàng, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo đó, với quy mô vốn chỉ trên 2000 tỷ đồng như hiện nay, VPBank sẽ khó đứng vững trên thị trường tài chính Việt Nam, khi mà Việt Nam đang từng bước thực hiện các cam kết của AFTA, BTA và WTO. Để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác buộc VPBank phải thực hiện mọi biện pháp có thể để gia tăng tiềm lực tài chính nhằm đảm bảo theo đúng quy định của chính phủ đã nêu ra trong nghị định

số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về việc quy định vốn pháp định của các TCTD. Các biện pháp có thể thực hiện là:

Tăng vốn điều lệ

Hiện nay mức vốn điều lệ của VPBank chỉ trên 2000 tỷ đồng, do đó để tăng vốn lên 3,000 tỷ đồng vào cuối năm 2010 hoặc tăng cao hơn mức này, VPBank cần thực hiện các biện pháp tăng vốn dựa trên hai nguồn lực sau:

-Tăng vốn từ bên trong:

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của VPBank găp khá nhiều thuận lợi, mức tăng trưởng đạt cao. Đồng thời VPBank cũng đã thực hiện bán 15% vốn cho đối tác OCBC do đó phần lợi nhuận giữ lại và thặng dư vốn cổ phần (thông qua phát hành cổ phiếu thưởng) có thể được tái bổ sung vào vốn điều lệ. Mặt khác, VPBank cần xem xét thực hiện việc chia cổ tức cho các cổ đông bằng một phần tiền mặt và một phần là cổ phiếu. Biện pháp này cần có sự đồng thuận từ các cổ đông, tránh việc phân chia cổ tức quá thấp làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và uy tín của ngân hàng.

- Tăng vốn từ bên ngoài:

Sử dụng nguồn lực bên ngoài để tăng vốn là biện pháp hữu hiệu được các ngân hàng Việt Nam sử dụng trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi các yêu cầu về vốn của chính phủ đang đến gần, cần có sự tăng nhanh về vốn. VPBank có thể thực hiện việc tăng vốn thông qua các hình thức sau:

+ Bán cổ phần cho các nhà đầu tư nhỏ lẽ trong và ngoài nước, biện pháp này chỉ thực sự hữu ích khi thị trường chứng khoán sôi động và người đầu tư lạc quan về triển vọng phát triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, để thực hiện bán cổ phiếu ra công chúng là rất khó khăn. + Bán cổ phần cho các đối tác chiến lược được lựa chọn. Hình thức này được sử dụng phổ biến tại các ngân hàng Việt Nam. VPBank cũng đã thực hiện bán cho OCBC 15% vốn cổ phần, dự kiến sẽ bán tiếp 5% vốn trong thời gian tới, đưa tỷ lệnắm giữ của đối tác này lên 20% vốn điều lệ và sẽ nâng lên

30% khi NHNN cho phép. Ngoài ra VPBank có thể lựa chọn bán cổ phần cho một số Quỹ đầu tư để tăng vốn.

+ Phát hành trái phiếu chuyển đổi, VPBank có thể thực hiện phát hành trái phiếu chuyển đổi trong thời hạn 3 -5 năm để nhanh chóng tăng vốn. Hiện nay các ngân hàng đang thực hiện rất hiệu quả công cụ này như SCB, ACB…

Nâng cao chất lượng tín dụng

Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu của VPBank tăng khá cao, gần bằng mức bình quân toàn ngành, do đó thực hiện kiểm soát rủi ro và thu hồi nợ xấu để tăng chất lượng tài sản có là một điều cần thiết. Một số biện pháp cần thực hiện là:

+ Thay đổi mô hình phê duyệt tín dụng theo hướng đơn giản hóa qui trình xét duyệt cấp tín dụng đồng thời đề cao trách nhiệm của các cá nhân có liên quan đến khoản vay được xét duyệt. Mô hình của VPBank hiện nay, nhân viên tín dụng và cán bộ quản lý phụ trách trực tiếp chỉ có trách nhiệm đề xuất Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng xem xét phê duyệt một khoản vay chứ không có trách nhiệm đề xuất cho vay hay không cho vay. Vì vậy, dễ gây ra tiêu cực khi nhân viên thông đồng với khách hàng hoặc tránh trách nhiệm khi phát sinh các khoản nợ xấu.

+ Xây dựng các tiêu chuẩn tham chiếu cụ thể đối với từng loại sản phẩm như cho vay mua nhà, vay mua xe, vay kinh doanh mà khách hàng cần phải đáp ứng khi làm thủ tục vay vốn. Đồng thời, thường xuyên đánh giá và cải tiến sản phẩm theo hướng an toán và phù hợp với thị trường.

+ Cải tiến quy trình nghiệp vụ tín dụng theo hướng chuyên môn hóa. Hiện nay, một cán bộ tín dụng tại VPBank thực hiện toàn bộ các công việc liên quan đến khoản vay (bao gồm marketing, phân tích khách hàng, xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng, quản lý khoản vay sau khi giải ngân), từ đó dẫn đến giảm hiệu quả công việc và dễ nay sinh tiêu cực. Vì vậy có thể chuyển đổi quy trình này thành ba bộ phận chuyên biệt gồm quan hệ khách hàng (marketing), quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ.

+ Xây dựng quy trình quản lý nợ và thu hồi nợ chặt chẽ, bắt buộc bộ phận quản lý nợ phải thực hiện theo đúng qui trìnhđể chủ động trong việc theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ vay, đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay đúng thời hạn.

+ Xây dựng các chính sách tín dụng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển và phù hợp với thị trường mục tiêu.

3.2.2. Nâng cao năng lực công nghệ

Hiện nay, VPBank đã triển khai thành công hệ thống công nghệ phần mềm lõi Core banking phiên bản R3 với các hỗ trợ cơ bản về vay vốn, thanh toán, bảo lãnh, quản lý tài khoản …, một số hỗ trợ vế phát triển sản phẩm mới, thanh toán qua mạng và kiểm soát rủi ro vẫn mang tính chất thử nghiệm. Trong khi đó, trình độ công nghệ ngân hàng liên tục thay đổi, do đó chỉ sau 3 đến 5 năm các phiên bản cũ sẽ lỗi thời.

Vì vậy, trong thời gian tới VPBank cần nâng cấp phần mềm này lên phiên bản mới nhất (R8) mà hiện nay một số ngân hàng bắt đầu triển khai. Sự nâng cấp này không chỉ giúp ngân hàng nâng cao dịch vụ, tăng cường kiểm soát rủi ro mà còn giúp kết nối với các dịch vụ của các công ty trực thuộc như công ty chứng khoán, công ty kinh doanh vàng hoặc công ty kinh doanh bất động sản. Từ đó giúp lãnh đạo ngân hàng đưa ra các chính sáchkip thời phù hợp với thị trường, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, VPBank cũng cần trang bị đồng bộ và đổi mới hệ thống cơ sở vật chất tin học như máy tính, hệ thống mạng… Đồng thời xây dựng đội ngũ chuyên gia vận hành vàứng dụng thuần thục hệ thống phần mềm lõi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh ttranh của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 79)