Việt Nam và vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 65 - 66)

- Phức hệ Bà Nà (G K2bn): Phân bố lộ ra một khối nhỏ ở xã Hồng Hạ, với diện

TUYẾN ĐƯỜNG HCM ĐOẠN QUA HUYỆ NA LƯỚ

3.1.2. Việt Nam và vùng nghiên cứu

Mặc dù có diện tích không lớn, tuy nhiên Việt Nam là quốc gia có nét đặc trưng rất độc đáo về địa hình, khí hậu, địa chất… Đồi núi là bộ phận quan trọng của địa hình Việt Nam với ¾ diện tích lãnh thỗ cho nên mức độ phân cắt địa hình rất lớn, hơn nữa với điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hoạt động KT - CT phong phú và đa dạng về loại hình đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các quá trình, hiện tượng địa chất động lực, đặc biệt là ở khu vực SD, MD điển hình như trượt lở, mương xói, lũ quét, đá đổ… Xuất phát từ thực tế nói trên, việc nghiên cứu, đánh giá, kiểm toán các quá trình, hiện tượng địa chất động lực công trình cần phải tiến hành một cách nghiêm túc và hiệu quả. Để thực hiện được điều đó thời gian gần đây các phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu đã được “nhập nội” và vận dụng rất rộng rãi trong đánh giá, dự báo cho các hoạt động địa động lực nói chung và hoạt động TLĐĐ vùng đồi núi ở Việt Nam nói riêng. Tuy rất khó thống kê chi tiết số lượng các đề tài, dự án, bài báo đã ứng dụng thành công phương pháp tiếp cận đa chỉ tiêu, nhưng chúng ta nên biết một số đề tài điển hình

như: “Vận dụng lý thuyết phương pháp tiếp cận đa chỉ tiêu để đánh giá cường

độ hoạt động trượt đất đá vùng đồi núi Tây Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học

Đại học Huế, chuyên san khoa học tự nhiên, tập 65, số 2/2011, Huế 6/2011 của các tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thanh, Tạ Đức Thịnh (2011); “Ứng dụng phương pháp tiếp cận đa chỉ tiêu trong đánh giá cường độ lũ bùn đá lãnh thổ đồi núi

bị chia cắt mạnh Tây A Lưới”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học lần thứ 18

Trường Đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội, (2008), của các tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thanh, Đỗ Quang Thiên; “Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên SD vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và

phòng chống phù hợp” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2014); “Đề xuất tiêu chí

và thang bậc đánh giá cường độ tác động tương hỗ của các yếu tố ảnh hưởng đến quá

trình trượt lở đất đá trên sườn dốc miền núi”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học

lần thứ 18 Trường Đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội, (2008) của các tác giả Tạ Đức Thịnh, Nguyễn Đức Lý; “Đề xuất một thang bậc và tiêu chí đánh giá về mức độ hoạt động

thủy thạch động lực sông Vu Gia - Thu Bồn”, Tạp chí Khí Tượng Thủy Văn, số 542,

Hà Nội, (2006) của tác giả Đỗ Quang Thiên, Nguyễn Thanh; “Nghiên cứu nhạy cảm và phân vùng nguy cơ trượt lở đất khu vực hồ thủy điện Sơn La theo phương pháp

phân tích cấp bậc Saaty của tác giả Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tứ Dần (Viện Địa chất và

Địa Vật lý Biển - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam); “Ma trận đánh giá cường độ hoạt động địa động lực đoạn hạ lưu sông Thu Bồn theo lý thuyết quá trình phân

tích cấp bậc của Saaty”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 36, 2007 của các tác giả

Đỗ Quang Thiên, Đỗ Minh Toàn (2007)… Như vậy, có thể thấy rằng việc vận dụng phương pháp tiếp cận đa chỉ tiêu trong đánh giá và dự báo cường độ hoạt động địa động lực ngày càng được hoàn thiện, được nghiên cứu chuyên sâu và áp dụng rộng rãi phục vụ công tác đánh giá, kiểm toán, dự báo cho các hoạt động địa động lực nói chung và hoạt động TLĐĐ trên SD, MD nói riêng cho đến thời điểm hiện tại và trong tương lai nhằm cung cấp cơ sở khoa học để đề xuất các phương án phòng chống, giải thiểu tối đa các thiệt hại do các hoạt địa chất động lực gây ra.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w